Category Archives: Dành cho Tép đỏ

Nhận biết và trị bệnh cho tép cảnh

Xuất hiện tại Việt Nam hàng chục năm, nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi tép cảnh mới trở thành “mốt” trong giới sinh vật cảnh tại Hà Nội và TP.HCMBên cạnh những chú cá cảnh đáng yêu, bạn có thể bổ sung vào bể cá nhà mình loài tép cảnh sẽ thêm phần sinh động.  Dưới đây là một số bệnh và cách trị bệnh cho tép cảnh thường gặp.

tép
Tép Blue Bolt

1. Bệnh thiếu khoáng:

Biểu hiện: tép bị hở cổ, không thấy lột vỏ, chết do không lột được vỏ… nếu dùng bút đo TDS thì chỉ số thấp hơn mức cho phép.

Khắc phục: bổ sung khoáng nước hoặc khoáng bột để khắc phục. Hạn chế cho ăn thức ăn giàu đạm (dẫn đến việc tép lớn nhanh không kịp đủ khoáng cung cấp cho vỏ) có thể thay thế bằng cách cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 để bổ sung tốt hơn.

2. Bệnh mềm vỏ:

Biểu hiện: tép chết do vỏ mềm không lột được, khi tép mới chết vớt ra ta thấy vỏ mềm nhũn hoặc chết do mới lột vỏ mà vỏ không cứng nhanh được khiến đồng loại bu vào cắn làm bị thương và chết.

Khắc phục: Dùng khoáng có chứa canxi-sodium hoặc cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 sẽ khắc phục nhanh chóng hiện tượng này.

3. Bệnh đen mang:

Biểu hiện: tép bị đen, tép thụ động, không thèm ăn và thường trốn trong góc, biểu hiện mệt mỏi.

Khắc phục: thêm nước đen, vitamin và tăng lượng khoáng hơn 40% số lượng khoáng định kì. Nước đen giúp sát khuẩn, vitamin nâng sức đề kháng còn khoáng giúp tép lột vỏ và loại trừ màng đen.

4. Tép chết lai rai:

Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân khiến tép chết lai rai, ta phải xác định được nguyên nhân thì mới có thể chữa hết. Phổ biến nhất là nồng độ NO3 trong nước cao do chất thải của tép.

Khắc phục: Khử độc NO3 xuống dưới 25 sau đó kết hợp thay nước hàng tuần và khử NO3 định kì.

5. Tép ngừng sinh sản:

Nguyên nhân: Chất lượng nước không tốt ảnh hưởng đến quá trình ôm trứng của tép. Do nồng độ NO3 cao. Do các hóa chất có trong thuốc diệt sán, thủy tức…

Khắc phục: Tìm chính xác nguyên nhân rồi chữa trị đúng cách.  Nếu trong bể quá nhiều tép cái thì cần bổ sung tép đực, nên cho ăn thức ăn dành riêng cho tép để trong đàn lớn đều tránh tình trạng chậm phát triển trong đàn.

Nếu bể tép sử dụng thuốc diệt sán của Benibachi thì do ảnh hưởng của tép có thể bị chậm sinh sản từ 1,5-2 tháng do ảnh hưởng của thuốc để khắc phục các bạn có thể dùng thuốc diệt sán của ThuysinhNB (hàng Việt Nam chất lượng cao, an toàn cho tép và hồ thủy sinh)

Bạn có thể liên hệ mua thức ăn đặc biệt giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Mua tép cảnh – tép đỏ – tép RC ở đâu Hà Nội?

Bạn cần mua tép cảnh cho bể thủy sinh? Bạn không biết thả gì để nuôi trong bể thủy sinh nhỏ trong nhà? Bạn cần mua tép cảnh ở Hà Nội? Mua tép cảnh ở đâu thì khỏe và an toàn

Tép cảnhThủy sinh NB shop ở Hà Nội hiện tại đang có số lượng lớn tép đỏ RC size to và size nhỡ (size 1,5-1,7 cm – Size tiêu chuẩn thích hợp để có thể nuôi được lâu, tránh bị chết do shock nước) giúp anh em nuôi lấy may mắn với màu đỏ hấp dẫn ngày Tết, thích hợp cho việc lai tạo nguồn giống để tránh đồng huyết. Màu đỏ với màu xanh của bể thủy sinh sẽ đem đến may mắn cho bạn.

Chất lượng đẹp, khỏe mạnh và có cả tép đực luôn để dễ nhân giống trong bể thủy sinh nhé.

Tép anh đào Red Cherry (RC) loại 1 – 極火蝦 – Jí huǒ xiā – Cực Hỏa Hà – Neocaridina Heteropoda var. RedTép cherry đỏ là một đột biến màu của loài tép lùn (dwarf shrimp) Neocaridina denticulata sinensis var.red. Dạng hoang dã của loài tép này xuất xứ từ Đài Loan, một phần Trung Quốc và Việt Nam. Biến thể xinh đẹp màu đỏ được phát triển và lai tạo ở Đài Loan và không hề tồn tại ngoài môi trường tự nhiên.Tép lùn – như tên gọi – là loài tép nhỏ. Cá thể trưởng thành có kích thước tối đa từ 2.5 đến 3 cm với tép cái hơi lớn hơn tép đực. [​IMG]

Tép cái cũng đỏ hơn so với tép đực, đặc biệt là khi sinh sản. Tép đực, ngoài kích thước hơi nhỏ và bụng hơi thon hơn, còn hơi trong hơn với các sọc đỏ. Vì vậy, khi tép trưởng thành thì rất dễ phân biệt giới tính. Tuổi thọ của tép khoảng hai năm. Kể từ khi xuất hiện trên thị trường cá cảnh vào năm 2003, tép cherry đỏ – red cherry shrimp (RCS) ngày càng trở nên phổ biến vì giá thành rẻ, dễ nuôi, không quá kén chọn 5-30k/ đôi tùy độ lên màu. Chúng sặc sỡ, hòa đồng, hiền lành, dễ nuôi, dễ lai tạo và ăn tảo – quá nhiều ưu điểm mà lại không phá cây. Trên thực tế, một số ghi nhận cho rằng chúng ăn nhiều loại tảo (thậm chí cả loại tảo tóc bất trị) hơn so với những loài tép khác, kể cả tép amano (Amano shrimp) Caridina japonica.[​IMG]

Giá hấp dẫn: 20k/cặp to (có trứng), 10k/cặp size nhỏ

Liên hệ với SĐT: 097.91.98.510 (call&SMS)

Nuôi tép cảnh – tép RC – tép đỏ – Red Cherry Shirmp

Tép RC – Tép đỏ – Red Cherry Shrimp

Tép RC (Red Cherry Shrimp) – Tép đỏ là loại tép kiểng thường được nuôi trong các hồ thủy sinh. Với màu sắc đỏ tự nhiên từ đậm cho tới khoang đỏ trắng nhìn rất bắt mắt, tép RC đã trở thành một loài tép kiểng khá thông dụng ở Việt Nam. Với sức sống khá mạnh mẽ ở môi trường thủy sinh, tép RC chịu được nhiệt độ từ 14 – 30 độ C, pH từ 6.2 đến 8.0, tép RC rất thích hợp cho những người bắt đầu tập tành nuôi tép trong thế giới thủy sinh.

Tép RC – Tép Đỏ – Red Cherry Shrimp

 

Tên khoa học của tép RC: Neocaridina heteropoda

Tên thông dụng: Tép RC – Tép Đỏ – Tép Red Cherry

Xuất xứ: Taiwan

pH cho tép RC: 6.2 – 8.0

Nhiệt độ: 14 – 30 oC. (thường thì từ 24-28 thì tốt cho tép RC nhất)

Đời sống: 1 – 2 năm

Thời gian mang thai tép RC: 30 ngày

Kích thước: tép RC trưởng thành có kích thước từ 2 – 4 cm

 

Tép RC thường được nuôi trong các hồ thủy sinh có rêu, chúng thường ăn những vi sinh vật, rêu tảo bám trên lá cây mà không hại đến lá. Màu sắc của tép RC phụ thuộc vào nguồn thức ăn, con giống và màu sắc của nền hồ. Nếu nền hồ của bạn màu trắng sáng thì cường độ màu sắc của tép cũng nhạt đi và ngược lại.

Tép RC thường được nuôi trong hồ thủy sinh có rêu

 

Hành vi của tép RC

Tép RC thường hoạt động suốt cả ngày, chúng tìm thức ăn ở khắp mọi nơi trong hồ thủy sinh. Khi lớn lên tép RC sẽ lột xác theo định kỳ và lúc đó chúng ta sẽ thấy những lớp vỏ màu trắng nằm rơi rớt trong hồ. Khi tép RC mái mang thai, chúng sẽ ôm trứng dưới bụng và núp trong các lùm rêu, gốc cây hay các hóc đá v.v……… nếu tép RC cảm thấy có mối đe dọa khác trong hồ thủy sinh, chúng sẻ không ôm trứng nữa và bỏ trứng ra khỏi người. Vì vậy tép RC cần sự ổn định về nguồn nước trong hồ thủy sinh và thường ít khi nuôi chung được với bất kỳ con cá nào.

Hành vi của tép RC

 

 Chăm sóc tép RC

Tép RC rất dễ nuôi, chỉ cần giữ ổn định nguồn nước và nhiệt độ hồ thủy sinh theo yêu cầu. Hạn chế nuôi chung với loài cá khác, muốn nuôi chung với tép khác thì hãy nghiên cứu trước. Ngoài ra lắp 1 hệ thống lọc sẵn sẽ giúp nguồn nước luôn sạch và tạo điều kiện tốt cho tép RC sống khỏe mạnh.

 

Chăm sóc tép RC

 

Thức ăn của tép RC

Tép RC là loài ăn tạp, chúng có thể ăn thức ăn thông thường cho cá. Ngoài ra nên bổ sung tảo để giúp tép RC có thể đỏ hơn. Bạn có thể dùng lá tầm , rau luộc để tạo nguồn thức ăn cho tép RC. Hiện nay, trên thị trường có thức ăn dành riêng cho tép cảnh màu đỏSĐ3 của thủy sinh NB tại Hà Nội rất tốt cho tép bổ sung đầy đủ các acid amin, vitamin, khoáng chất cần thiết cho tép và các enzym giúp tép tổng hợp màu đỏ đẹp hơn.

 

Thức ăn của tép RC

 

Giới tính và sinh sản của tép RC

Tép RC mái thường to hơn và nhiều màu hơn con đực. Những con mái có đuôi to hơn và chúng hay có 1 vệt cam vàng trên lưng như yên ngựa, đó là dấu hiệu cho sự phát triển và con mái có thể ôm trứng sinh sản.

Chỉ cần điều kiện tốt và ổn định trong hồ thủy sinh thì tép RC rất dễ sinh sản. Tép RC ôm trứng từ 20-30 trứng và trứng nở trong vòng 2-3 tuần. Trứng của tép RC ôm dưới bụng và sẽ sậm màu hơn khi chúng chuẩn bị nở. Tép RC con khi nở ra có kích thước khoảng 1mm, chúng thường ẩn nấp trong các đám rêu, hay dưới nép lá. Bạn sẽ thấy tép RC con khi chúng lớn được vài ngày.

 

Giới tính tép RC

 

Tép RC đực có thân hình nhỏ hơn con mái

 

Tép RC mái ôm trứng

 

Các lưu ý về tép RC

Khi các bạn bắt đầu nuôi tép RC thì cần những lưu ý cơ bản sau:

– Tránh xa chất đồng trong hồ cá thủy sinh, các vật dụng bằng đồng dễ giết các sinh vật trong hồ, nhất là tép RC

– Kiểm tra pH thường xuyên theo định kỳ

– Thả nhiều nguồn tép RC khác nhau để tránh bị đồng huyết, màu sắc của tép RC sẽ đẹp hơn.

– Tép RC chỉ có thể nuôi chung với một loài tép khác và ốc khác, hạn chế nuôi tép RC chung với cá.

+ Cá nuôi chung với tép RC an toàn : Cá Otto

+ Cá gây nguy hiểm cho tép RC con: 7 màu, bút chì , cá trâm, mún, neon v.v…

+ Chóng chỉ định cá nuôi chung với tép RC: thần tiên, phượng hoàng, secam, các loài cá miệng to

Các lưu ý của tép RC

 

Thức ăn dành cho tép Ong Đỏ

THỨC ĂN TÉP ĐỎ (SĐ3)

ẢnhGiá: 95k/hũ 10g (thức ăn dạng sợi – tép sẽ bâu đến thức ăn nhìn cực thích mắt)

NUÔI TÉP ONG ĐỎ CHỈ CẦN SỬ DỤNG THỨC ĂN TÉP ĐỎ (SĐ3) của thuysinh NB. KHÔNG CẦN PHẢI BỔ SUNG THÊM KHOÁNG VÀ VITAMIN NỮA. TÉP ONG LÊN MÀU ĐỎ ĐẸP RÕ RÀNG, VỎ BÓNG DÀY, SINH SẢN NHIỀU

Công dụng:

+ Cung cấp khoáng, vitamin, acid amine, đạm,… tối ưu

+ Vỏ tép đỏ đẹp, dày, bóng

+ Tép lớn nhanh, to khỏe, ôm trứng nhiều

+ Phân tép tự hủy, sạch nền, không bị sán trắng, ký sinh trùng, thủy tức… trong hồtep ong do, len mau tep ong, len mau do, tep ong

Thức ăn tép đỏ SĐ3 của thủy sinh NB có thể dành cho các loại tép ong đỏ (SCR, Red Bee, wine bee… )

[IMG]

Cách dùng:

Cho ăn từ 2-3 lần/ngày (1cm/10 con/lần)

Đặc biệt: Crayfish cam ăn thức ăn tép đỏ sẽ lên màu đỏ hồng rất đẹp.

Thức ăn cho tép đỏ RC đặc biệt

THỨC ĂN TÉP ĐỎ – SĐ3
(dành cho các loại tôm crayfish, tép cảnh có màu đỏ: RC, tép đỏ, fire red, rilli, ong đỏ…)

ẢnhGiá: 95k/hũ 10g (thức ăn dạng sợi – tép sẽ bâu đến thức ăn nhìn cực thích mắt)

CHỈ CẦN SỬ DỤNG THỨC ĂN TÉP ĐỎ (SĐ3) của thuysinh NB. KHÔNG CẦN PHẢI BỔ SUNG THÊM KHOÁNG VÀ VITAMIN NỮA.

Công dụng:

+ Cung cấp khoáng, vitamin, acid amine, đạm,… tối ưu

+ Vỏ tép đỏ đẹp, dày, bóng

+ Tép lớn nhanh, to khỏe, ôm trứng nhiều

+ Phân tép tự hủy, sạch nền

[IMG] [IMG]

Cách dùng:

Cho ăn từ 2-3 lần/ngày (1cm/10 con/lần)

Đặc biệt: Crayfish cam ăn thức ăn tép đỏ sẽ lên màu đỏ hồng rất đẹp.