Tag Archives: tep chet lai rai

Kinh nghiệm sử dụng lọc Atman cho bể tép

Anh em chơi lọc ngoài dành cho bể thủy sinh, tép cảnh… tuy đã biết đến dòng lọc Atman nhưng cũng có thể chưa biết hết tính năng của nó. Máy lọc Atman thông dụng có 2 loại Là DF và EF:
EF thì chỉ có bơm hút, mồi tay (ví dụ: bằng mồm 😀), áp lực nước. Dòng này tuy cũ nhưng bền về máy móc hơn nhiều so với các anh em dùng DF.
DF thì có cái hỗ trợ mồi. DF là dòng mới của atman với các tính năng vượt trội hơn thằng đàn anh của nó…tiết kiệm điện hơn. Còn có các đặt điểm như van in – out có thể đưa ra đưa vô như eheim , ngăn chứa vật liệu lớn hơn…

Một mẫu lọc dòng DF
Một mẫu lọc DF700 – lọc dòng DF, thế hệ lọc mới của Atman dùng cho các bể thủy sinh, cá cảnh, tép cánh…

Đều theo nguyên tắc nước vào in, lọc qua các ngăn rồi máy bơm hút trả lại bể. Sau 3-6 tháng các bạn nên vệ sinh lọc để tránh tắc dễ cháy máy vì trái tim của cái máy này là cái bơm: Máy bơm được gắn hoàn toàn vào nắp máy nếu bơm chết thì chỉ vứt đi.

Một mẫu lọc Atman EF4
Một mẫu lọc Atman EF4

Nếu hỏng cánh quạt thì bạn có thể kiếm cái thay (cùng loại: cùng loại máy, cùng độ dài trục roto, cùng đường kính cánh quạt) ví dụ : với EF4 cùng cánh quạt với bơm AT306, jebo ….
Ngoài ra EF và DF còn hay bị hỏng 2 cái van nhựa đầu ra vào nên các bạn cẩn thận khi dùng nhé…

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh. Thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh … các chế phẩm của thuysinh NB tại Hà Nội.

Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam.
Liên Hệ: 0979.198.510 (a.Hưng)

Giới thiệu loài Tép Tiger và các biến thể

Tép Tiger hay còn gọi là tép Cọp là một loài Tép Cảnh bắt nguồn từ hoang đã được tìm thấy trong nguồn nước sạch và giàu oxi ở khắp các con suối ở Trung Quốc, dễ dàang nhận ra với các sọc mảnh giống da hổ mỏng dọc theo cơ thể của nó. Tép Tiger biết đến trong một vài biến thể, bao gồm cả Super Tiger (sọc lớn hơn), Red Tiger, Blue / Black Tiger Orange Eyes (đen/xanh mắt cam – đột biến trong bể lai tạo). tep tiger Đặc điểm:

  • Tên khoa học: Caridina cantonensis sp.Tiger
  • Tên thông thường: Tép Tiger, tép Cọp, tép vằn
  • Xuất xứ: Trung Quốc
  • pH: 6,6-7,4
  • Nhiệt độ: 64-74 ° F
  • TDS: 80-220
  • KH: 0-8
  • GH: 6-10
  • Chiều dài tối đa: 3-5cm
  • Khả năng sinh sản: Trung bình
  • Khó khăn: vừa phải (không dễ)

teptiger-tepcop
Nuôi dưỡng tép trong bể thủy sinh:

Trong hồ thủy sinh, nên nuôi dưỡng một bể có môi trường nước ổn định và giàu Oxi trồng rêu hoặc thực vật như Riccia sẽ cung cấp thức ăn tự nhiên cho chúng với các lớp màng sinh học, tảo cho chúng ăn. Tuy nhiên, cũng cần phải được cung cấp thức ăn thường xuyên như tấm tảo, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SD4…hoặc các loại rau, củ quả như bí xanh rau chân vịt bina.

Tép Tiger là một tép cảnh nhỏ và nhút nhát nhưng sẽ chăm chỉ hoạt động hơn khi nuôi với một đàn lớn từ 20 con trở lên. Tuy nhiên tốt nhất là không nuôi cùng với bất kỳ các loại tép cảnh khác của chi Caridina (tép ong và các biến thể của tép ong) trừ khi cố gắng để lai tạo. Tép Tiger có thể lai tạo với các loại tép ong đỏ, ong đen, PRL, kingkong, panda…con lai của chúng được gọi là tép Tibee (con lai của chúng được thừa hưởng các đặc tính tốt của tép Tiger: sức chịu đựng khỏe với môi trường nước và cơ thể lớn) và là nguyên liệu chính để lai tạo loài tép Pinto đắt tiền.

Tép Tibee. Con lai của tép ong và tép Tiger, con lai của chúng được thừa hưởng các đặc tính tốt của tép Tiger: sức chịu đựng khỏe với môi trường nước và cơ thể lớn
Tép Tibee. Con lai của tép ong và tép Tiger, con lai của chúng được thừa hưởng các đặc tính tốt của tép Tiger: sức chịu đựng khỏe với môi trường nước và cơ thể lớn

 

Nó có thể được nuôi cùng với họ Neocaridinas (tép màu phổ biến như: tép đỏ RC, vàng, rili…) các giống Tép Cảnh khác bên ngoài của chi Caridina. Chúng có thể được nuôi dưỡng bể thủy sinh có cá mặc dù tốt nhất là không nên nuôi cùng với các loài cá hung dữ hoặc nhanh nhẹn.

Một cá thể tép Tiger mẹ đang mang trứng.
Một cá thể tép Tiger mẹ đang mang trứng.
Phân loại biến thể của tép Tiger
Tép Tiger có thể được phân biệt với Super Tigers khá dễ dàng. Siêu Tigers biểu hiện vằn dày hơn, đầu đuôi màu vàng đến cam nhiều màu sắc. Có rất nhiều biến thể của Catonensis sp. Tiger.
Đây là danh sách của một số các biến thể:
Tép Tiger, những cá thể đẹp là cá thể có sọc đen to đậm, chót đuôi và đầu có màu vàng nhạt.
Tép Super Tiger Shrimp, những cá thể đẹp là cá thể có sọc đen to đậm rõ ràng, chót đuôi và đầu có màu vàng nhạt.
Tép Tiger xanh (Blue Tiger), được lai tạo và lựa chọn từ các cá thể tép Tiger có ánh xanh trên cơ thể. Những con tép có màu xanh và có mắt màu xanh (oranger eyes) có giá trị nhất. Tép Blue tiger được dùng để lựa chọn lai tạo ra tép Black Tiger.
Tép Tiger xanh(Blue Tiger), được lai tạo và lựa chọn từ các cá thể tép Tiger có ánh xanh trên cơ thể. Những con tép có màu xanh và có mắt màu xanh (Oranger Eyes) có giá trị nhất. Tép Blue tiger được dùng để lựa chọn lai tạo ra tép Black Tiger.

Tép Tiger Vàng (Yellow Tiger) hay còn gọi là Tangerine Tiger là dòng tép được sử dụng nhiều nhất để lai tạo với tép ong. Con lai F1 của chúng được gọi là Tangtibee

Tép Tiger Vàng (Yellow Tiger) hay còn gọi là Tangerine Tiger là dòng tép được sử dụng nhiều nhất để lai tạo với tép ong. Con lai F1 của chúng được gọi là Tangtibee


Tép Tiger đen (Black Tiger). Dòng đột biến hiếm được lai tạo chọn lọc từ tép Tiger Blue để màu đen trội hơn
Tép Tiger đen(Black Tiger). Dòng đột biến hiếm được lai tạo chọn lọc từ tép Tiger Blue để màu đen trội hơn
Tép Tiger đỏ (red Tiger)
Tép Tiger đỏ (red Tiger)

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh. Thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh … các chế phẩm của thuysinh NB tại Hà Nội.

Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam.
Liên Hệ: 0979.198.510 (a.Hưng)

 

 

Các thông số chất lượng nước để nuôi các loại tép cảnh

Bài viết mang tính chất tham khảo, nuôi tép còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng chất lượng nước (PH – KH – GH – TDS – Nhiệt độ) là yếu tố quan trọng hàng đầu để nuôi các loại tép cảnh trong bể tép hoặc bể thủy sinh nên tránh thay đổi môi trường nước đột ngột, việc đó có thể sẽ dẫn đến đàn tép của bạn sẽ bị chết lai rai. Để nuôi được những loại tép chuẩn thì cần bổ sung các loại thức ăn đặc biệt dành cho tép nữa ví dụ: thức ăn đặc biệt SĐ4 của thủy sinh NB, thức ăn benibachi…
PS: Các thông số dưới đây là chuẩn để nuôi các loại tép cảnh có màu đẹp và khỏe mạnh, tùy theo trường hợp và môi trường mà tép có thể thích nghi. Nhưng nếu có điều kiện thì theo thông số bên dưới sẽ tốt cho tép.


Red Bee (Tép ong đỏ)
PH: 6.2 – 6.6
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Black Bee (Tép ong đen)
PH: 6.2 – 6.6
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Blue Bee (Tép ong xanh)
PH: 6.4 – 6.8
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 120
Nhiệt độ: 20 – 23°C


Princess Bee (Tép ong huế )
PH: 6.0 – 6.5
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 120
nhiệt độ: 21 – 23°C


Golden (Tép ong trắng)
PH: 6.2 – 6.6
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Pure Red Line
PH: 5.4 – 6.0
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


King Kong
PH: 5.6 – 6.2
KH: 0 – 1
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Panda
PH: 5.6 – 6.2
KH: 0 – 1
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Wine Red
PH: 5.6 – 6.2
KH: 0 – 1
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Red Ruby
PH: 5.6 – 6.2
KH: 0 – 1
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Blue Bolt
PH: 5.6 – 6.2
KH: 0 – 1
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Tiger
PH: 7.0 – 7.4
KH: 4 – 8
GH: 6 – 10
TDS: 100 – 180
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Blue Tiger
PH: 7.2 – 7.4
KH: 4 – 8
GH: 6 – 10
TDS: 100 – 180
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Black Tiger
PH: 7.2 – 7.4
KH: 4 – 8
GH: 6 – 10
TDS: 100 – 180
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Red Tiger
PH: 7.0 – 7.4
KH: 4 – 8
GH: 6 – 10
TDS: 100 – 180
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Red Cherry (Tép  Đỏ, t)
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 25°C


Yellow (Tép Vàng)
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 25°C


Black Cherry (Tép Táo Đen)
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Amano (Tép Yamato)
PH: 7.2 – 7.5
KH: 6 – 8
GH: 6 – 8
TDS: 160 – 200
Nhiệt độ: 21 – 24°C


Snowball (White Pearl)
PH: 6.2 – 6.8
KH: 2 – 5
GH: 4 – 8
TDS: 100 – 200
Nhiệt độ: 20 – 25°C


Blue Pearl Snowball (
PH: 6.2 – 6.8
KH: 2 – 5
GH: 4 – 8
TDS: 100 – 200
Nhiệt độ: 20 – 25°C


Glass (Ghost Shrimp)
PH: 7.2 – 7.6
KH: 5 – 8
GH: 5 – 8
TDS: 120 – 180
Nhiệt độ: 21 – 28°C


Red Rili
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Orange Rili
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Yellow Rili
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Cardinal (Sulawesi)
PH: 7.8 – 8.5
KH: 7 – 9
GH: 7 – 9
TDS: 90 – 140
Nhiệt độ: 25 – 27°C

(Đa số các dòng sulawesi thường thì sống ở PH cao).

Bạn có thể liên hệ mua thức ăn đặc biệt giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Nhận biết và trị bệnh cho tép cảnh

Xuất hiện tại Việt Nam hàng chục năm, nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi tép cảnh mới trở thành “mốt” trong giới sinh vật cảnh tại Hà Nội và TP.HCMBên cạnh những chú cá cảnh đáng yêu, bạn có thể bổ sung vào bể cá nhà mình loài tép cảnh sẽ thêm phần sinh động.  Dưới đây là một số bệnh và cách trị bệnh cho tép cảnh thường gặp.

tép
Tép Blue Bolt

1. Bệnh thiếu khoáng:

Biểu hiện: tép bị hở cổ, không thấy lột vỏ, chết do không lột được vỏ… nếu dùng bút đo TDS thì chỉ số thấp hơn mức cho phép.

Khắc phục: bổ sung khoáng nước hoặc khoáng bột để khắc phục. Hạn chế cho ăn thức ăn giàu đạm (dẫn đến việc tép lớn nhanh không kịp đủ khoáng cung cấp cho vỏ) có thể thay thế bằng cách cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 để bổ sung tốt hơn.

2. Bệnh mềm vỏ:

Biểu hiện: tép chết do vỏ mềm không lột được, khi tép mới chết vớt ra ta thấy vỏ mềm nhũn hoặc chết do mới lột vỏ mà vỏ không cứng nhanh được khiến đồng loại bu vào cắn làm bị thương và chết.

Khắc phục: Dùng khoáng có chứa canxi-sodium hoặc cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 sẽ khắc phục nhanh chóng hiện tượng này.

3. Bệnh đen mang:

Biểu hiện: tép bị đen, tép thụ động, không thèm ăn và thường trốn trong góc, biểu hiện mệt mỏi.

Khắc phục: thêm nước đen, vitamin và tăng lượng khoáng hơn 40% số lượng khoáng định kì. Nước đen giúp sát khuẩn, vitamin nâng sức đề kháng còn khoáng giúp tép lột vỏ và loại trừ màng đen.

4. Tép chết lai rai:

Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân khiến tép chết lai rai, ta phải xác định được nguyên nhân thì mới có thể chữa hết. Phổ biến nhất là nồng độ NO3 trong nước cao do chất thải của tép.

Khắc phục: Khử độc NO3 xuống dưới 25 sau đó kết hợp thay nước hàng tuần và khử NO3 định kì.

5. Tép ngừng sinh sản:

Nguyên nhân: Chất lượng nước không tốt ảnh hưởng đến quá trình ôm trứng của tép. Do nồng độ NO3 cao. Do các hóa chất có trong thuốc diệt sán, thủy tức…

Khắc phục: Tìm chính xác nguyên nhân rồi chữa trị đúng cách.  Nếu trong bể quá nhiều tép cái thì cần bổ sung tép đực, nên cho ăn thức ăn dành riêng cho tép để trong đàn lớn đều tránh tình trạng chậm phát triển trong đàn.

Nếu bể tép sử dụng thuốc diệt sán của Benibachi thì do ảnh hưởng của tép có thể bị chậm sinh sản từ 1,5-2 tháng do ảnh hưởng của thuốc để khắc phục các bạn có thể dùng thuốc diệt sán của ThuysinhNB (hàng Việt Nam chất lượng cao, an toàn cho tép và hồ thủy sinh)

Bạn có thể liên hệ mua thức ăn đặc biệt giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Hướng dẫn chạy vi sinh đúng cách cho hồ tép cảnh và thủy sinh

Tất cả các bể tép đều phải được TẠO VI SINH trước khi thả tép để đảm bảo cho sự sống, bất kể là dung tích bể bao nhiêu, và chúng ta không thể làm được việc đó nếu không có 1 hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi. Và vấn đề của người chơi là không biết được rằng họ đang TẠO VI SINH CHO HỒ TÉP VÀ THỦY SINH đúng cách hay chưa và nó có thực sự hiệu quả không.

Nitrogen Cycle

Quá trình tuần hoàn Nitrogen

Hình trên mô tả hệ thống tuần hoàn Nitrogen, các bạn có thể nhìn thấy ammonia(NH4) được sản sinh ra từ phân cá tép và lá cây mục rữa, sau đó ammonia (NH3) được chuyển hóa thành thành Nitrit (NO2) bên trong hệ thống lọc của bạn và chuyển hóa thành Nitrat (NO3) bằng một số chủng vi sinh khác nhau. Và hãy nhớ rằng cây mục rữa, thức ăn thừa, xác động vật chết đều sản sinh ra NH3.

VẬY CHU TRÌNH TUẦN HOÀN VI SINH CYCLE LÀ GÌ?

Việc TẠO CHU TRÌNH VI SINH hồ tép, bể thủy sinh không phải là bạn đổ nước vào và chờ vài tuần. Việc tạo vi sinh đúng cách rất quan trọng, vì môi trường hồ là môi trường nước tù, nó khác xa với môi trường của các con tép trong tự nhiên. Trong môi trường thiên nhiên, con tép không bao giờ lo lắng ammonia hay Nitrit ( 2 chất độc hại gây chết tép ngay cho dù là hàm lượng thấp) vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tạo vi sinh cho hồ đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế việc tép chết không mong muốn và duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo.

Có 2 chủng vi sính chính trong chu trình chuyển hóa Ni tơ là Nitrosomonas , có nhiệm vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chủng vi khuẩn khác như Nitrobacter có nhiệm vụ ôxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc biến đổi nitrit thành nitrat là một quá trình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit hay quá dư thừa sẽ gây ngộ độc cho tép dẫn đến hiện tượng tép chết lai rai.

Họ vi khuẩn Nitrosomonas

Bộ lọc chính là trái tim của hồ nuôi, không có nó tép sẽ chết. Và để phát triển vi sinh, bạn cần phải sử dụng đúng những loại vật liệu lọc cần thiết, là giá thể cho các chủng vi sinh sống và phát triển. Trong môi trường thiếu oxy các vi khuẩn khử nitrat sẽ tách oxy từ nitrat cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.

Lọc ngoài Eheim pro 3E 2078 và các tầng vật liệu lọc bên trong của nó

Sự có mặt của oxy có thể gây ức chế quá trình khử nitrat. Chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa Ni tơ là hết sức quan trọng đối với hồ tép. Ở đây, 2 loại vật liệu lọc mà tôi đã dùng quen và cảm thấy ưng ý là Eheim Subtrast ProSeachem Matrix, đơn giản là vì 2 loại vật liệu này có những bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kị khí.

Tất nhiên, các loại vật liệu lọc khác đáp ứng được nhu cầu làm giá thể vi sinh cũng không phải là lựa chọn tồi. Một vấn đề nữa, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triền mạnh, vì vậy hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc. Kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới được gọi là QUÁ TRÌNH TUẦN HOÀN CYCLE.

Một hồ đang chạy vi sinh

Khi tép ăn và thải phân, Ammonia ( NH3,NH4) sẽ sản sinh, trong một bể tép được cycle đúng cách, các chủng vi sinh Nitrat hóa sẽ hoạt động mạnh và chuyển hóa NH3 thành NO2 và sau đó chuyển hóa tiếp thành NO3 và sẽ được khử bởi các vi sinh kị khí hoặc trở thành phân bón cho cây trồng trong hồ nuôi.

LÀM SAO ĐỂ TẠO CHU TRÌNH TUẦN HOÀN NITRO ĐÚNG CÁCH?

Với những vấn đề đã được nêu ở trên, tôi hy vọng sẽ giúp được các bạn hiểu đúng về khởi tạo vi sinh. Như vậy muốn bắt đầu khởi tạo hệ vi sinh, chúng ta phải tạo ra NH3 trong 1 hồ nước mới! Không có NH3, chu kì khởi tạo vi sinh sẽ bị khiếm khuyết. Sau khi set hồ, bằng mọi cách hãy tạo ra Ammonia 1 cách nhanh nhất có thể bằng cách bỏ thức ăn có nguồn gốc động vật, lá cây mục rữa hoặc thả cá thuộc dạng ị nhiều hoặc dễ chết. Đừng lo lắng là nước hồ của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước hồ. Sủi oxy mạnh, vì điều đó sẽ kích thích vi sinh hiếu khí phát triển, bạn cũng có thể châm thêm nước đen (Black waters) để kích thích hệ vi sinh phát triển nhanh hơn.

Bộ test nước là hóa chất có hiển thị bằng màu nên rất chuẩn

Hãy kiểm tra bằng các bộ test nồng độ NH4/NH3 để biết được hồ mình “dơ” đến cỡ nào.Sau khi hồ đã có NH3, chúng ta có thể bổ sung vi sinh( nếu trong quá trình set hồ bạn không châm vi sinh), và dùng bộ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá trình cycle đến đâu. Trong suốt quá trình cycle, nếu bạn là 1 người mới, bạn phải thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu này. Đến khi nào các chỉ tiêu đều ở mức đẹp nhất ( về 0), quá trình CYCLE kết thúc và cũng đừng chủ quan nếu như đo các thông số Nitro đều thấp, có thể bạn đang bị thiếu sót ở 1 chu trình nào đó, hãy đo nó trong vài ngày liên tiếp trước khi thả tép. Kết thúc quá trình cycle, hồ của bạn sẽ hình thành cái gọi là Bacter Layer ( Màng vi sinh), bạn không cần phải thay nước vì nước của bạn đã thực sự “sạch” lắm rồi!

Hãy bắt đầu nuôi tép với việc tạo vi sinh đúng cách nhé.

—————

Hướng dẫn phòng và trị bệnh cho tép cảnh

Xuất hiện tại Việt Nam hàng chục năm, nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi tép cảnh mới trở thành “mốt” trong giới sinh vật cảnh tại Hà Nội và TP.HCMBên cạnh những chú cá cảnh đáng yêu, bạn có thể bổ sung vào bể cá nhà mình loài tép cảnh sẽ thêm phần sinh động.  Dưới đây là một số bệnh và cách trị bệnh cho tép cảnh thường gặp.

tép
Tép Blue Bolt

1. Bệnh thiếu khoáng:

Biểu hiện: tép bị hở cổ, không thấy lột vỏ, chết do không lột được vỏ… nếu dùng bút đo TDS thì chỉ số thấp hơn mức cho phép.

Khắc phục: bổ sung khoáng nước hoặc khoáng bột để khắc phục. Hạn chế cho ăn thức ăn giàu đạm (dẫn đến việc tép lớn nhanh không kịp đủ khoáng cung cấp cho vỏ) có thể thay thế bằng cách cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 để bổ sung tốt hơn.

2. Bệnh mềm vỏ:

Biểu hiện: tép chết do vỏ mềm không lột được, khi tép mới chết vớt ra ta thấy vỏ mềm nhũn hoặc chết do mới lột vỏ mà vỏ không cứng nhanh được khiến đồng loại bu vào cắn làm bị thương và chết.

Khắc phục: Dùng khoáng có chứa canxi-sodium hoặc cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 sẽ khắc phục nhanh chóng hiện tượng này.

3. Bệnh đen mang:

Biểu hiện: tép bị đen, tép thụ động, không thèm ăn và thường trốn trong góc, biểu hiện mệt mỏi.

Khắc phục: thêm nước đen, vitamin và tăng lượng khoáng hơn 40% số lượng khoáng định kì. Nước đen giúp sát khuẩn, vitamin nâng sức đề kháng còn khoáng giúp tép lột vỏ và loại trừ màng đen.

4. Tép chết lai rai:

Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân khiến tép chết lai rai, ta phải xác định được nguyên nhân thì mới có thể chữa hết. Phổ biến nhất là nồng độ NO3 trong nước cao do chất thải của tép.

Khắc phục: Khử độc NO3 xuống dưới 25 sau đó kết hợp thay nước hàng tuần và khử NO3 định kì.

5. Tép ngừng sinh sản:

Nguyên nhân: Chất lượng nước không tốt ảnh hưởng đến quá trình ôm trứng của tép. Do nồng độ NO3 cao. Do các hóa chất có trong thuốc diệt sán, thủy tức…

Khắc phục: Tìm chính xác nguyên nhân rồi chữa trị đúng cách.  Nếu trong bể quá nhiều tép cái thì cần bổ sung tép đực, nên cho ăn thức ăn dành riêng cho tép để trong đàn lớn đều tránh tình trạng chậm phát triển trong đàn.
Nếu bể tép sử dụng thuốc diệt sán của Benibachi thì do ảnh hưởng của tép có thể bị chậm sinh sản từ 1,5-2 tháng do ảnh hưởng của thuốc để khắc phục các bạn có thể dùng thuốc diệt sán của ThuysinhNB (hàng Việt Nam chất lượng cao, an toàn cho tép và hồ thủy sinh)