Tag Archives: ban tep do

Nên cho tép ăn những loại thức ăn nào?

Thức ăn dặm : tép không có khả năng dự trữ thức ăn trong dạ dày, bởi vì ruột tép rất ngắn thế nên bạn hay thấy tép lúc nào cũng khua đôi càng tìm kiếm thức ăn để đưa vào mồm, ị phân liên tục… Nên ngoài thức ăn chính (ăn trong 1-2h) thời gian còn lại trong ngày tép rất cần thức ăn dặm để hệ tiêu hóa không bị thuyên giảm hoặc ngừng hoạt động nếu bạn quên cho ăn.

Ví dụ: bạn cho chúng ăn các loại thức ăn đã đc chế biến như #SĐ4, thức ăn cho cá… thì coi đó là thức ăn chính vì bổ sung dinh dưỡng cho tép.

Tép ăn rau cải xoăn


Thế nên trong bể tép các bạn mà có ít rêu tảo bám kính thì có thể cho 1 số loại lá vào như lá bàng, lá dâu, cải xoăn…  chúng đều là những loại hoa quả, rau củ dễ kiếm để làm thức ăn cho tép nhé.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh. Thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh … các chế phẩm của thuysinh NB tại Hà Nội.

Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam.
Liên Hệ: 0979.198.510 (a.Hưng)

tép cảnh Chocolate Shrimp – Tép Chocolate – Tép Sô cô la đen huyền bí cho hồ thủy sinh

Chocolate Shrimp
Chocolate Shrimp

Phân loại
Giới (Kingdom): Động vật (Animal)
Ngành (Phylum): Arthropoda
Phân ngành (Subpylum): Crustacea
Lớp (Class): Malacostraca
Bộ (Order): Decapoda
Phân bộ (Infraorder): Caridea
Tông (Family): Atyidae
Chi (Genus): Neocaridina
Loài (Species): Heteropoda
Tên gọi khác: Chocolate Shrimp Neocaridina heteropoda var. chocolate Neocaridina heteropoda var. chocolate Tép chocolate Tép Sô Cô La
Nguồn gốc: Đài Loan

Chỉ số hồ nuôi dưỡng tép
Độ PH: 6.2 – 8.0
Độ PH lý tưởng: 7.2
Nhiệt độ (độ C): 18 – 24
Nhiệt độ lý tưởng (độ C): 20
Độ cứng nước (dkh): 3 – 15
Kích cỡ tối đa (cm): 3
Độ cứng lý tưởng (dkh): 8
Vòng đời (năm): 2 – 3
Thai kỳ (ngày): 30
Thức ăn: Tạp

Mô tả
Tép Sô cô la – Tép Chocolate – Neocaridina heteropoda var. chocolate
Tên thường gọi: Chocolate shrimp, Tép Sô Cô La, Tép Chocolate, Tép Đen
Tên khoa học: Neocaridina heteropoda var. chocolate
Nguồn gốc: Đài Loan
Kích thước: Con đực 2 cm / Con cái 2.5 cm
Nhiệt độ: 18 – 28 °C or 64 – 82 °F
Độ pH: 6.5 – 7.5
Sinh sản: Nhanh
Tập tính: Hiền lành, không dữ
Độ khó: Dễ

Thông tin chung:
Đây là một trong những loại tép cảnh có màu sắc đặc biệt nhất. Màu đen của tép rất cố định và hầu như không bị mất màu hoặc nhạt màu khi chuyển bể, chuyển môi trường nước. Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của Tép Đen Chocolate và chứng tỏ màu sắc do bộ gen quy định chứ không phải do kỹ xảo lên màu cá vàng hoặc là ăn thức ăn biến đổi màu. Nên cho ăn các loại thức ăn như tảo, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SĐ4 (liên hệ: 0979.198.510 để mua) cho tép để giúp giữ màu và tăng độ màu và lớn nhanh sinh sản nhiều. Có những con lên được màu đen nhánh không khác gì King Kong. Nên bổ sung khoáng để vỏ tép cứng và có độ bóng sứ cao còn nếu bạn cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh thì không cần vì đã có sẵn trong thức ăn rồi.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Hướng dẫn chạy vi sinh đúng cách cho hồ tép cảnh và thủy sinh

Tất cả các bể tép đều phải được TẠO VI SINH trước khi thả tép để đảm bảo cho sự sống, bất kể là dung tích bể bao nhiêu, và chúng ta không thể làm được việc đó nếu không có 1 hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi. Và vấn đề của người chơi là không biết được rằng họ đang TẠO VI SINH CHO HỒ TÉP VÀ THỦY SINH đúng cách hay chưa và nó có thực sự hiệu quả không.

Nitrogen Cycle

Quá trình tuần hoàn Nitrogen

Hình trên mô tả hệ thống tuần hoàn Nitrogen, các bạn có thể nhìn thấy ammonia(NH4) được sản sinh ra từ phân cá tép và lá cây mục rữa, sau đó ammonia (NH3) được chuyển hóa thành thành Nitrit (NO2) bên trong hệ thống lọc của bạn và chuyển hóa thành Nitrat (NO3) bằng một số chủng vi sinh khác nhau. Và hãy nhớ rằng cây mục rữa, thức ăn thừa, xác động vật chết đều sản sinh ra NH3.

VẬY CHU TRÌNH TUẦN HOÀN VI SINH CYCLE LÀ GÌ?

Việc TẠO CHU TRÌNH VI SINH hồ tép, bể thủy sinh không phải là bạn đổ nước vào và chờ vài tuần. Việc tạo vi sinh đúng cách rất quan trọng, vì môi trường hồ là môi trường nước tù, nó khác xa với môi trường của các con tép trong tự nhiên. Trong môi trường thiên nhiên, con tép không bao giờ lo lắng ammonia hay Nitrit ( 2 chất độc hại gây chết tép ngay cho dù là hàm lượng thấp) vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tạo vi sinh cho hồ đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế việc tép chết không mong muốn và duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo.

Có 2 chủng vi sính chính trong chu trình chuyển hóa Ni tơ là Nitrosomonas , có nhiệm vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chủng vi khuẩn khác như Nitrobacter có nhiệm vụ ôxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc biến đổi nitrit thành nitrat là một quá trình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit hay quá dư thừa sẽ gây ngộ độc cho tép dẫn đến hiện tượng tép chết lai rai.

Họ vi khuẩn Nitrosomonas

Bộ lọc chính là trái tim của hồ nuôi, không có nó tép sẽ chết. Và để phát triển vi sinh, bạn cần phải sử dụng đúng những loại vật liệu lọc cần thiết, là giá thể cho các chủng vi sinh sống và phát triển. Trong môi trường thiếu oxy các vi khuẩn khử nitrat sẽ tách oxy từ nitrat cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.

Lọc ngoài Eheim pro 3E 2078 và các tầng vật liệu lọc bên trong của nó

Sự có mặt của oxy có thể gây ức chế quá trình khử nitrat. Chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa Ni tơ là hết sức quan trọng đối với hồ tép. Ở đây, 2 loại vật liệu lọc mà tôi đã dùng quen và cảm thấy ưng ý là Eheim Subtrast ProSeachem Matrix, đơn giản là vì 2 loại vật liệu này có những bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kị khí.

Tất nhiên, các loại vật liệu lọc khác đáp ứng được nhu cầu làm giá thể vi sinh cũng không phải là lựa chọn tồi. Một vấn đề nữa, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triền mạnh, vì vậy hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc. Kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới được gọi là QUÁ TRÌNH TUẦN HOÀN CYCLE.

Một hồ đang chạy vi sinh

Khi tép ăn và thải phân, Ammonia ( NH3,NH4) sẽ sản sinh, trong một bể tép được cycle đúng cách, các chủng vi sinh Nitrat hóa sẽ hoạt động mạnh và chuyển hóa NH3 thành NO2 và sau đó chuyển hóa tiếp thành NO3 và sẽ được khử bởi các vi sinh kị khí hoặc trở thành phân bón cho cây trồng trong hồ nuôi.

LÀM SAO ĐỂ TẠO CHU TRÌNH TUẦN HOÀN NITRO ĐÚNG CÁCH?

Với những vấn đề đã được nêu ở trên, tôi hy vọng sẽ giúp được các bạn hiểu đúng về khởi tạo vi sinh. Như vậy muốn bắt đầu khởi tạo hệ vi sinh, chúng ta phải tạo ra NH3 trong 1 hồ nước mới! Không có NH3, chu kì khởi tạo vi sinh sẽ bị khiếm khuyết. Sau khi set hồ, bằng mọi cách hãy tạo ra Ammonia 1 cách nhanh nhất có thể bằng cách bỏ thức ăn có nguồn gốc động vật, lá cây mục rữa hoặc thả cá thuộc dạng ị nhiều hoặc dễ chết. Đừng lo lắng là nước hồ của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước hồ. Sủi oxy mạnh, vì điều đó sẽ kích thích vi sinh hiếu khí phát triển, bạn cũng có thể châm thêm nước đen (Black waters) để kích thích hệ vi sinh phát triển nhanh hơn.

Bộ test nước là hóa chất có hiển thị bằng màu nên rất chuẩn

Hãy kiểm tra bằng các bộ test nồng độ NH4/NH3 để biết được hồ mình “dơ” đến cỡ nào.Sau khi hồ đã có NH3, chúng ta có thể bổ sung vi sinh( nếu trong quá trình set hồ bạn không châm vi sinh), và dùng bộ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá trình cycle đến đâu. Trong suốt quá trình cycle, nếu bạn là 1 người mới, bạn phải thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu này. Đến khi nào các chỉ tiêu đều ở mức đẹp nhất ( về 0), quá trình CYCLE kết thúc và cũng đừng chủ quan nếu như đo các thông số Nitro đều thấp, có thể bạn đang bị thiếu sót ở 1 chu trình nào đó, hãy đo nó trong vài ngày liên tiếp trước khi thả tép. Kết thúc quá trình cycle, hồ của bạn sẽ hình thành cái gọi là Bacter Layer ( Màng vi sinh), bạn không cần phải thay nước vì nước của bạn đã thực sự “sạch” lắm rồi!

Hãy bắt đầu nuôi tép với việc tạo vi sinh đúng cách nhé.

—————

Hướng dẫn phòng và trị bệnh cho tép cảnh

Xuất hiện tại Việt Nam hàng chục năm, nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi tép cảnh mới trở thành “mốt” trong giới sinh vật cảnh tại Hà Nội và TP.HCMBên cạnh những chú cá cảnh đáng yêu, bạn có thể bổ sung vào bể cá nhà mình loài tép cảnh sẽ thêm phần sinh động.  Dưới đây là một số bệnh và cách trị bệnh cho tép cảnh thường gặp.

tép
Tép Blue Bolt

1. Bệnh thiếu khoáng:

Biểu hiện: tép bị hở cổ, không thấy lột vỏ, chết do không lột được vỏ… nếu dùng bút đo TDS thì chỉ số thấp hơn mức cho phép.

Khắc phục: bổ sung khoáng nước hoặc khoáng bột để khắc phục. Hạn chế cho ăn thức ăn giàu đạm (dẫn đến việc tép lớn nhanh không kịp đủ khoáng cung cấp cho vỏ) có thể thay thế bằng cách cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 để bổ sung tốt hơn.

2. Bệnh mềm vỏ:

Biểu hiện: tép chết do vỏ mềm không lột được, khi tép mới chết vớt ra ta thấy vỏ mềm nhũn hoặc chết do mới lột vỏ mà vỏ không cứng nhanh được khiến đồng loại bu vào cắn làm bị thương và chết.

Khắc phục: Dùng khoáng có chứa canxi-sodium hoặc cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 sẽ khắc phục nhanh chóng hiện tượng này.

3. Bệnh đen mang:

Biểu hiện: tép bị đen, tép thụ động, không thèm ăn và thường trốn trong góc, biểu hiện mệt mỏi.

Khắc phục: thêm nước đen, vitamin và tăng lượng khoáng hơn 40% số lượng khoáng định kì. Nước đen giúp sát khuẩn, vitamin nâng sức đề kháng còn khoáng giúp tép lột vỏ và loại trừ màng đen.

4. Tép chết lai rai:

Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân khiến tép chết lai rai, ta phải xác định được nguyên nhân thì mới có thể chữa hết. Phổ biến nhất là nồng độ NO3 trong nước cao do chất thải của tép.

Khắc phục: Khử độc NO3 xuống dưới 25 sau đó kết hợp thay nước hàng tuần và khử NO3 định kì.

5. Tép ngừng sinh sản:

Nguyên nhân: Chất lượng nước không tốt ảnh hưởng đến quá trình ôm trứng của tép. Do nồng độ NO3 cao. Do các hóa chất có trong thuốc diệt sán, thủy tức…

Khắc phục: Tìm chính xác nguyên nhân rồi chữa trị đúng cách.  Nếu trong bể quá nhiều tép cái thì cần bổ sung tép đực, nên cho ăn thức ăn dành riêng cho tép để trong đàn lớn đều tránh tình trạng chậm phát triển trong đàn.
Nếu bể tép sử dụng thuốc diệt sán của Benibachi thì do ảnh hưởng của tép có thể bị chậm sinh sản từ 1,5-2 tháng do ảnh hưởng của thuốc để khắc phục các bạn có thể dùng thuốc diệt sán của ThuysinhNB (hàng Việt Nam chất lượng cao, an toàn cho tép và hồ thủy sinh)

Hướng dẫn nuôi các loại tép cảnh thuộc họ tép ong

kale-treeTép Ong Đỏ và các loài tép khác thuộc họ tép ong là những loại tép cảnh đẹp, chúng có nguồn gốc lai tạo từ Nhật Bản. Về cơ bản thì chúng là loại hơi kén người chơi với những người mới chơi tép thì rất khó có thể nuôi được chúng, có màu sắc trắng đỏ lẫn lộn từ đầu đến đuôi có thể chia thành từng khoang, tập tính hiền lành có thể sống chung với các loại tép cảnh khác. Thức ăn của chúng thì có thể cho ăn têu tảo nhưng chủ yếu vẫn là thức ăn tổng hợp dàng riêng cho chúng, khi đã nuôi được chúng thì chúng sinh sản khá dễ ràng.

Nhìn chung :
– Tép nên được nuôi trong môi trường đòi hỏi không có Amonia và Nitrat. Ngày nay điều này có thể dễ dàng đạt được bằng việc kết hợp nhiều lọai đất nền đặc biệt dành cho tép và các lọai hóa chất điều chỉnh nước. 1 hệ thống lọc tốt kết hợp với độ PH ổn định ( 6.0 – 6.8 ) và nhiệt độ từ 23-26 độ là những điều cần thiết để bắt đầu thú chơi này. Khi bạn đã bắt đầu quen thì bạn hãy từ từ nuôi các lọai cao cấp hơn. Các lọai khóang, thức ăn và các vật phụ trợ cao cấp luôn có sẵn để bạn nuôi dễ dàng hơn ( tốn tiền nhiều hơn)

=> Có nhiều tài liệu đưa ra chỉ số PH có thể lên đến hơn 7 . Nhưng theo nhiều người nuôi đưa ra thì tép thích môi trường axit nhẹ 6.0 – 6.8 hơn. Bản thân thấy chỉ số 6.0-6.8 hợp lý hơn.

1/ Hồ nuôi
– CRS nên được nuôi trong hồ thủy sinh. Hồ thủy sinh cung cấp nhiều hang hốc, bóng râm là chỗ cho tép núp và giúp cho tép giảm stress. Không nên nuôi chung với các lòai cá nhỏ vì chúng sẽ ăn tép con.
– Nếu bạn có đủ chỗ và đủ tiền thì việc nuôi tép trong 1 hồ to là cần thiết. Nó giúp cho môi trường ổn định hơn về nhiệt độ và các thành phần vi lượng khác.

=> Nên nuôi trong 1 hồ trung bình để dễ kiểm tra, theo dõi số lượng, hô 60 – 80 là tốt.
– Khi mới thả tép không nên để mực nước cao vì tép ong và một số loại tép cảnh khác có thể leo ra ngoài do thay đổi môi trường. Mình đã từng chứng kiến CRS leo lên khúc lũa, ra khỏi mặt nước khoảng 5 cm trước khi leo xuống hồ lại 

tank

tank-01
2/ Ánh sáng :
– Có rất nhiều sự lựa chọn cho hồ thủy sinh. Bạn có thể chọn bất cứ lọai nào thích hợp cho hồ, cho cây và dĩ nhiên là đủ sáng để bạn ngắm nhìn đàn tép. Nên chú ý việc tỏa nhiệt của đèn làm ảnh hưởng đến nhiệt độ hồ.

=> Vì chủ yếu là trồng rêu & dương xỉ nên dùng đèn nhẹ, tính ra khoảng 2l / W, bật khoảng 6-8h ngày.

3/ Sủi khí
– Nếu trồng cây thưa thớt, hồ có nhiều khả năng bị thiếu oxy do số lượng tép nhiều. Cần phải sủi khí để bổ sung oxy và tạo dòng chảy.

=> Khi cho sủi khí nên đặt cục sủi ở giữa hồ, tránh để sát góc hồ có thể khiến tép nhảy ra ngoài.

4/ Chất trải nền :
– Hiện nay có rất nhiều lọai được bán trên thị trường. Bạn phải chọn thật kỹ càng. 1 vài lọai chất nền nhả ít hoặc không nhả amoniac và nitrat trong quá trình set up và điều này sẽ giúp cho bạn thả tép sớm hơn và đỡ rủi ro hơn.

– 1 số sản phẩm :
ADA Amazonia

=> Mình dùng ADA để giữ PH ổn định ở mức 6.0 – 6.2. Hồ em thả tép sau khi set up 3 ngày. Tỉ lê chết không đáng kể. Nhưng con số này cũng phụ thuộc vào nguồn tép, nếu nguồn tép không khỏe thì việc thay đổi môi trường là rất rủi ro.

5/ Vật liệu lọc
– Lọc không chỉ giúp tạo dòng chảy mà còn thực hiện quá trình lọc sinh học giúp lọai bỏ chất thải độc hại. Hãy chắc rằng bạn đầu tư 1 cách đúng đắn vì chất lượng nước trong hồ. Việc sắp xếp hợp lý vật liệu lọc và tạo dòng chảy nước cho hiệu quả là rất quan trọng.

1 số sản phẩm được đang được dùng :

=> Mình hiện đang dùng lọc và vật liệu lọc của Eheim thấy rất tốt. Nếu các bạn dùng thêm các refill để tăng thể tích thùng lọc thì càng tốt hơn nữa. Tuy nhiên nên chú ý việc sẽ làm giảm công suất lọc.

6/ Thức ăn
– Có rất nhiều lọai thức ăn đặc biệt dành cho tép. Nhìn chung, thức ăn công nghiệp giúp cho việc phát triển, sinh sản cũng như lên màu. Có những lọai được phát triển đặc biệt để dành cho những mục đích khác nhau. Mặc dù dùng lọai thức ăn nào, bạn cũng nên nhớ lấy ra các thức ăn thừa để đảm bảo chất lượng nước.

1 số sản phẩm :

850x315

=> Do thức ăn là 1 trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất nên mình sẽ có 1 bài chuyên đề về thức ăn cho CRS và sẽ bàn sâu hơn.

7/ Các lọai chất làm tăng chất lượng nước
– Tép ong rất nhạy cảm với chất lượng nước, vì vậy, việc kiểm sóat chất lượng nước là điều rất quan trọng. Trong quá trình set up, việc dùng các sản phẩm vi sinh sẽ làm tăng hiệu quả của bộ lọc vi sinh. Những người nuôi nghiêm túc luôn kiểm tra chất lượng nước thường xuyên. Dùng sưởi hay máy làm lạnh tùy theo điều kiện môi trường để giữ nhiệt độ ổn định.

1 số sản phẩm:

=> Việc dùng các chất để tăng chất lượng nước, tăng vi sinh nên được đầu tư nhiều hơn. Rất nhiều người nuôi không chú ý lắm đến vấn đề này, họ chỉ quan tâm đến thức ăn, ăn sao cho mau lớn là được

8/ Khóang và các thành phần bổ sung :
– So với tự nhiên, nước trong hồ thường thiếu các khóang chất cần thiết. Do đó việc bổ sung khóang, vitamins và các yếu tố vi lượng sẽ giúp cho đàn tép phát triển tốt hơn.

1 số sản phẩm

=> Mình thường bổ sung vitamin và các loại khoáng bột, khoáng nước cùng lúc với thay nước định kỳ.

9/ Các vật dụng khác :
– Tùy theo sở thích mỗi người, các vật dụng này giúp cho nhiều việc trở nên đơn giản hơn đồng thời là chút gia vị thêm trong cuộc chơi CRS này

1 số sản phẩm

=> Mấy cái này có cũng được, không có cũng chả sao. Nhưng nhiều lúc dùng thấy hay hay

10/ Cây trồng :
– Cây trồng ngoài việc giúp cho việc ổn định môi trường nước, cung cấp oxy, hang hốc, chỗ trốn, thức ăn,… cho tép còn giúp cho người nuôi cảm thấy thư thái khi ngắm nhì, giúp cho không gian sống trở nên tươi mát, bình yên hơn

Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi

 Nuoi tep ong

Takashi Amano – Ngôi sao sáng của bầu trời thủy sinh vừa vụt tắt

Một ngôi sao sáng của bầu trời thủy sinh vừa vụt tắt – RIP master Takashi Amano (04/08/2015)

RIP TAKASHI AMANO

Những ngày qua có lẽ là ngày đau buồn nhất với cộng đồng thủy sinh thế giới khi mà tượng đài Thủy Sinh – Ngài Takashi Amano đã vĩnh viễn ra đi vì căn bệnh Viêm phổi vào hồi 11h18 ngày 04/08/2015 tại nhà của ông ở Niigata, Nhật Bản.

Takashi Amano, là một nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế và là một nghệ sĩ ham mê nghệ thuật thủy sinh
Ông đã thành lập công ty Aqua Design Amano hay còn biết nhiều nhất với tên là ADA, được biết đến ở Việt Nam qua các sản phẩm đất nền ADA, phân nước, khoáng,…các dụng cụ chơi thủy sinh và phong cách bố cục Iguwami style của ADA
Ông sinh ra tại Niigata, Nhật Bản vào năm 1954 và là một nhà nhiếp ảnh phong cảnh của Nhật Bản.

Một buổi trao đổi của Takashi Amano với những người yêu thủy sinh.

Takashio Amano là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong cộng đồng những người ham thích bố cục thủy sinh. Ông đã có những khái niệm làm vườn Nhật Bản như bố trí đá Wabi – Sabi, Zen với những bố cục không đối xứng. Tạo dáng vẻ thiên nhiên và trở thành một hình thức nghệ thuật cho các hồ nước ngọt và hồ cá cảnh.


Phong cách riêng trong việc tạo hệ thống sinh thái trong một bể cá cảnh, với cây cối hấp thụ CO2 và quang hợp, sản xuất oxy, tạo môi trường tốt nhất cho cá và vi sinh vật.
Năm 1982, ông thành lập công ty AQUA DESIGN AMANO gọi tắt là ADA và trở thành một công ty được chú ý về ngành này trên khắp thế giới.

Một bộ sản phẩm dành cho setup bể thủy sinh của ADA
Các sản phẩm thông dụng cho một hồ thủy sinh: đất nền Amazonia, phân nước…

Năm 1975, Takashi Amano đã đến thăm một khu rừng nhiệt đới ở Amazon, Borneo, Tây Phi, ông đã chụp nhiều bức ảnh của thiên nhiên tại những nơi đây và thấy rằng cần ghi lại những môi trường tự nhiên quý báu của Nhật Bản lưu lại cho hậu thế. Và việc tạo ra những môi trường tốt cho những loài cá và vi sinh vật trong tự nhiên là một trong những việc bảo vệ môi trường của trái đất.
Amano còn là thành viên của Hội nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Nhật Bản, và Hội Khoa học Nhiếp ảnh.

Những bể cá cảnh do ông thực hiện, không còn là một bể cá cảnh thông thường, mà thực sự là một môi trường sống của tự nhiên đầy hấp dẫn và chúng thực sự là những tác phẩm nghệ thuật.

Một bể lanscape được Master Amano thực hiện tại một cửa hàng của ông.

Ông là tác giả của bộ Nature Aquarium World (xuất bản năm 1994), bao gồm 3 cuốn sách nói về bố cục, thực vật và cá thủy sinh. Và đến năm 1997 ông cho ra đời thêm cuốn sách Aquarium Plant Paradise.

Bìa một DVD về thủy sinh

Takashi Amano đã viết rất nhiều cuốn sách về Thủy sinh, ông đã tạo ra một trường phái thủy sinh đặc trưng mà khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ và học theo. Phong cách của ông sử dụng các kinh nghiệm làm vườn và bố cục sếp đá Zen của Nhật Bản. Mỗi tác phẩm của ông như tái hiện lại một không gian thật trong tự nhiên mà ông khám phá ra. Ông ghi lại những hình ảnh thực ngoài tự nhiên, nghiên cứu kỹ địa hình, thực vật rồi sau đó đưa tất cả vào một không gian thu gọn trong bể kính. Ông sử dụng các cây thủy sinh, rêu, ráy để tạo ra môi trường thực vật và cá, tép (tôm) để kiểm soát tảo và tạo ra hệ động vật tự nhiên.

Ông thành lập Aqua Design Amano Co., Ltd vào năm 1982, công ty Nhật Bản chuyên cung cấp thiết bị trồng cây thủy sinh mà chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng như đất nền, lọc, thiết bị chăm sóc bể cá, các loại phân bón, cây, bể kính,…. Các sản phẩm của công ty được sản xuất dựa vào kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu từ các nhu cầu cần thiết tạo ra hệ sinh thái lý tưởng trong bể cá của ông. Tại đây ông cũng cho ra đời các cuốn sách ảnh Nature Aquarium và nhiều cuốn sách khác được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng từ Takashi Amano tới cộng đồng thủy sinh thế giới.

Với người chơi thủy sinh Việt Nam nói riêng và người chơi thủy sinh thế giới nói chung, Takashi Amano không chỉ là người chơi, ông còn là người bạn, người thầy của họ bởi kiến thức ông chia sẻ đến mọi người thực sự là khổng lồ.

Nguồn: http://tepcanh.com

[Bạn có biết] Người ta đã chụp ảnh tép cảnh như thế nào?!

 

Rất nhiều bạn đã hỏi Tép Cảnh là tại sao những chú tép mình mua ở các shop, tiệm bán về lại không đẹp như trong hình, không được đẹp như ảnh? Màu sắc không được rực rỡ…
Hãy cùng Tép Cảnh khám phá một studio của anh chàng đam mê tép cảnh người Thụy Điển Arek Karlsson đã đầu tư hẳn một studio nho nhỏ để chụp cho những chú tép của mình nhé.

Một studio nho nhỏ của Arek Karlsson bao gồm:

– Máy ảnh chuyên nghiệp (DLSR), trong hình là Canon EOS 7D + Ống kính (lens) Tamron hỗ trợ lấy nét tốt hơn.
– Một chiếc box nhỏ 10x10cm (hoặc 15×15) để làm sân khấu trình diễn của những chú tép, được che kín các mặt (trừ chỗ chụp). Box được gắn với đế để chống rung động.

– Đèn flash được chế lại gắn vào trên nóc bể đánh hắt xuống.

– Dàn đèn led phía trước để đánh tạo màu

Chân dài tép ong Shadow Panda tiền triệu @.@!

Chân dài PRL Morusa của anh chàng người Thụy Điển


OEBT – Orange eyes blue tiger: Chân dài nổi đình nổi đám cái tên Hổ xanh mắt cam.

Có thể nói ánh sáng là rất quan trọng trong việc chụp tép và ngắm tép, dưới ánh sáng yếu lạnh màu tép Shadow Red có vẻ nhạt hơn nhỉ?


Thử với chút ánh sáng ấm xem nào? Màu đỏ có vẻ đúng chất “Shadow” rồi đấy. Có lẽ màu sáng ấm hợp với các tép có màu ấm như: đỏ, vàng, cam… nhưng với tép ong thì làm phần sứ sẽ hơi ám vàng không muốt nữa.
Tổng kết lại là: do mắt chúng ta và túi tiền đầu tư đèn thôi
.

Nhưng với các dòng tép có màu lạnh hoặc đen: như Aura Blue, Black Chocolate, Golden Bolt, Blue Bolt, … thì ngược lại, chúng sẽ tươi tắn hơn nhiều

Bố cục sân khấu đơn giản là cát trắng vài tấm lá mục một ít sỏi tối màu, nước là lấy từ hồ của bể tép đấy.
Cũng không thể thiếu thức ăn nếu chụp bữa yến tiệc hấp dẫn này của các chân dài.

Một chú tép Rili vàng đang ngẩn ngơ.

Photo by: Arek Karlsson

Thanks,

Tép đỏ và các biến thể RC, Red Fire, Super RC

Tép đỏ – Red cherry, tép SAKURA hay tép RED FIRE thực ra chỉ là cùng 1 loại (Neocaridina Heteropoda var. Red), do trội hơn về màu đỏ vì đột biến và thường biến và môi trường nuôi dưỡng nơi đóng gói xuất hàng nên có những tên khác nhau.

Cũng giống như tép ong phân hạng(grade) thành A,B,S,SSS…. ta cứ coi như tép đỏ thường là grade A, màu đỏ chuẩn là grade SSS và tên gọi Red Fire hay SAKURA chỉ là cách quảng cáo cho loại tép RC nhưng có màu đỏ, rất đỏ.
Nếu ai đã từng nuôi chung RC và Red fire thì chỉ sau một thời gian thì không thể nhận biết con nào là RC và con nào là Red Fire nữa.

—– Tép cảnh nhập SRC số lượng lớn phục vụ anh em chơi Tết 2014 nhé, nhanh tay đặt nào:https://www.facebook.com/events/589722541097582/?ref=22

– RC (Red Cherry): Mầu đỏ tươi, không tươi và dễ phân biệt nhất là các vạch màu vàng trên vỏ.
– SRC (Super Red Cherry), Sakura: Mầu sắc đỏ tươi, mắt đen, thân hình thon đẹp. Là hàng đột biến gen lâu lâu mới có.
– Fire Red mầu sắc khá giống với Sukura nhưng có khác biệt dễ nhận thấy là lớp vỏ trên lưng gần phía đuôi dầy, rộp hẳn lên. Đỏ đậm, mắt đen. Có thể đem lai với RC thường để cải tạo giống.
– Rili: là 1 biến thể mới của RC, mảng màu đỏ trên nền trong suốt. NGHIÊM CẤM nuôi chung với RC, Fire red nếu bạn ko muốn mình có 1 binh đoàn X-men trong tay, nếu bạn là fan của X-men thì mình không có ý kiến.
Còn chocolate, green…và 1 số đột biến màu rất hiếm gặp khác.
—Tép SRC số lượng lớn phục vụ anh em chơi Tết 2014 nhé, nhanh tay đặt nào:https://www.facebook.com/events/589722541097582/?ref=22