Tag Archives: tepviet

Nguồn gốc và Phân loại tép cảnh Pinto Bee

Cách lai tạo tép pinto: Sử dụng những con tép ong Tibee (con lai của tép tiger với tép ong) đời F5, F6 rồi lai tạo với tép ong đài loan TWB (kingkong, panda, winred, Bluebolt) để cho ra được những con tép Pinto.

Mua tép cảnh ở đâu? Thực ra hoàn toàn bạn có thể lai tạo được chúng nếu như có đầy đủ nguồn gen tép ong cần thiết
Có rất nhiều sự nhầm lẫn và hiểu sai về sự khác nhau giữa Pinto Đài Loan và Pinto Đức. Hai loại này hoàn toàn hoàn toàn khác nhau. 1 con pinto Đức sẽ không phải là 1 con Pinto Đài loan và ngược lại. Tôi muốn chia sẻ sự khác biệt này và nguồn gốc của 2 dòng tép Pinto này.
Pinto được phân loại thành 2 loại khác nhau dưới tên gọi Pinto Đức và Pinto Đài Loan.

German Pinto
“Pinto Đức” được lai tạo ra vào khoảng năm 2011bởi một người nuôi ở Đức tên là  Astrid Webber.  Hai biến thể chủ yếu do  Astrid Webber lai tạo ra là :

1) Đen hoặc đỏ với sọc trắng từ đầu đến đuôi

2) Có chấm ở trên đầu ( Bông)

Những loài này nhanh chóng được phổ biến ở thị trường tép cảnh châu Á sau khi nó lần đầu tiên được mang đến Nhật, và sau đó là Đài Loan. Người nuôi Đài Loan nhanh chóng nắm lấy cơ hội và tiến hành lai tạo ồ ạt. Để định giá bán lẻ, những loại tép Pinto này được phân loại như sau.

* Zebra German Pinto
Loại tép này được phân loại theo số lượng sọc và khoảng cách các sọc trên lưng tép. Loại có 6 sọc đều trên lưng và không có chấm trên thân được xem là hoàn hảo nhất và có giá trị rất cao. Loại ít sọc hơn và không đều sẽ có giá rẻ hơn.


•Spotted head mosura German Pinto ( Pinto đầu bông)
Loại này được phân hạng đầu tiên ở nếu toàn thân không bị lem ( Clean white body). Bất kì chấm nào nào trên thân ( bị lem) đều bị coi là không hoàn hảo. Thứ đến là số lượng chấm trên đầu, con pinto tối đa 10 chấm được coi là hoàn hảo. Và cuối cùng là chấm trên đầu to như thế nào.

Như vậy, nếu bạn sở hữu 1 con pinto clean body, 10 chấm trên đầu và chấm to thì bạn đang sở hữu con tép pinto mắc nhất quả đất rồi đấy!

Một số tên gọi các kiểu chấm ở con tép Pinto Đức

Tính đến nay, những con tép này vẫn được gọi là Pinto Đức như một sự thể hiện sự tôn trọng đối với người đã lai tạo ra chúng cho dù chúng được nuôi nhiều ở Đài Loan. “Pinto Đức” mặc dù không ra thuần, tuy nhiên nó có thể ra giống đến 90% hình thể của các dòng Pinto Đức, nhưng ngay cả khi như vậy, hình thể của chúng cũng không thể ổn định( nghĩa là đời f1 có thể ra không giống với hình thể của bố mẹ). Và cũng không thể ra thuần đối với các dòng này vì bộ gen phức tạp được trao đổi chéo ở các thế hệ trước.

Taiwan Pinto
“Pinto Đài Loan” nổi lên vào năm 2012 sau cơn sốt của Pinto Đức. “Taiwan Pinto” bắt đầu được lai ra sau khi một số người nuôi tép có kinh nghiệm lai tạo ở Đài Loan nhìn thấy được sự thành công của “Pinto Đức”.  Kiểu hình khác biệt duy  nhất của Pinto Đài Loan là sọc vằn tiger trên thân tép.


Những con tép này đã trở nên phổ biến ở Nhật, và người Nhật gọi đó là con Nanacy (Nanashi) Pinto, phân hạng của dòng này đã nhanh chóng được nhận diện. Kiểu hình chính là có bao nhiêu sọc vằn tiger ở gần đuôi, càng nhiều sọc vằn, nó càng được coi là hoàn hảo, giá trị con tép càng cao. Những sọc đó phải được cách rời, và càng gần về phía đuôi. Thứ hai, những con tép này có chấm ở trên đầu, 1 con tép với rất nhiều chấm nhỏ ở trên đầu được gọi là con Galaxy Pinto ở Đài Loan.

Có một vài loài đột biến của Đài Loan Pinto khá phổ biến ở Nhật. Loài đột biến này  là Fishbone Pinto ( Xương cá) và Skunk Pinto ( Đầu sọc) là biến thể cao cấp hơn của Taiwan Pinto. Dần dần, các người nuôi tép đã bắt đầu tích hợp các kiểu hình khác nhau của Taiwan Pinto lên trên một cá thể. Tất cả các loại tép này được nhân giống ra chỉ với bộ gene của Pinto Đài Loan.

Skunk


Tóm lại, một con “German Pinto” sẽ không sinh ra kiểu hình của “Taiwan Pinto” và ngược lại. Với tất cả các dòng tép Pinto, chúng đều không thể ra dòng thuần ( có kiểu hình giống bố hoặc mẹ 100%). Kiểu hình ra giống bố hoặc mẹ chỉ là 85% và 15% ra các kiểu hình khác không có giá trị như Pinto.

Pinto ra thị trường có giá từ 50SGD đến 1000SGD tùy theo phân loại kiểu hình và màu sắc. 1 con “German Pinto” hay “Taiwan Pinto” được bán đều khác nhau về kiểu hình và không nhất thiết phải là xuất xứ từ Đức hay Đài Loan. Pinto Đức hay Pinto Đài Loan đơn thuần chỉ là tên gọi chung của dòng Pinto.

Ở Việt Nam, người nuôi cũng đã tiếp cận được nhiều với con Pinto và cũng khá nhiều người nuôi thành công nên giá có thể rẻ hơn, dao động từ 500.000 VNĐ – 3.500.000 VNĐ và cũng dựa vào phân hạng như trên để xác định giá cả.

Và nếu kiên trì lai tạo, một ngày nào đó các bạn sẽ có được những con Pinto đẹp và đắt giá.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Hướng dẫn chạy vi sinh đúng cách cho hồ tép cảnh và thủy sinh

Tất cả các bể tép đều phải được TẠO VI SINH trước khi thả tép để đảm bảo cho sự sống, bất kể là dung tích bể bao nhiêu, và chúng ta không thể làm được việc đó nếu không có 1 hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi. Và vấn đề của người chơi là không biết được rằng họ đang TẠO VI SINH CHO HỒ TÉP VÀ THỦY SINH đúng cách hay chưa và nó có thực sự hiệu quả không.

Nitrogen Cycle

Quá trình tuần hoàn Nitrogen

Hình trên mô tả hệ thống tuần hoàn Nitrogen, các bạn có thể nhìn thấy ammonia(NH4) được sản sinh ra từ phân cá tép và lá cây mục rữa, sau đó ammonia (NH3) được chuyển hóa thành thành Nitrit (NO2) bên trong hệ thống lọc của bạn và chuyển hóa thành Nitrat (NO3) bằng một số chủng vi sinh khác nhau. Và hãy nhớ rằng cây mục rữa, thức ăn thừa, xác động vật chết đều sản sinh ra NH3.

VẬY CHU TRÌNH TUẦN HOÀN VI SINH CYCLE LÀ GÌ?

Việc TẠO CHU TRÌNH VI SINH hồ tép, bể thủy sinh không phải là bạn đổ nước vào và chờ vài tuần. Việc tạo vi sinh đúng cách rất quan trọng, vì môi trường hồ là môi trường nước tù, nó khác xa với môi trường của các con tép trong tự nhiên. Trong môi trường thiên nhiên, con tép không bao giờ lo lắng ammonia hay Nitrit ( 2 chất độc hại gây chết tép ngay cho dù là hàm lượng thấp) vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tạo vi sinh cho hồ đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế việc tép chết không mong muốn và duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo.

Có 2 chủng vi sính chính trong chu trình chuyển hóa Ni tơ là Nitrosomonas , có nhiệm vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chủng vi khuẩn khác như Nitrobacter có nhiệm vụ ôxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc biến đổi nitrit thành nitrat là một quá trình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit hay quá dư thừa sẽ gây ngộ độc cho tép dẫn đến hiện tượng tép chết lai rai.

Họ vi khuẩn Nitrosomonas

Bộ lọc chính là trái tim của hồ nuôi, không có nó tép sẽ chết. Và để phát triển vi sinh, bạn cần phải sử dụng đúng những loại vật liệu lọc cần thiết, là giá thể cho các chủng vi sinh sống và phát triển. Trong môi trường thiếu oxy các vi khuẩn khử nitrat sẽ tách oxy từ nitrat cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.

Lọc ngoài Eheim pro 3E 2078 và các tầng vật liệu lọc bên trong của nó

Sự có mặt của oxy có thể gây ức chế quá trình khử nitrat. Chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa Ni tơ là hết sức quan trọng đối với hồ tép. Ở đây, 2 loại vật liệu lọc mà tôi đã dùng quen và cảm thấy ưng ý là Eheim Subtrast ProSeachem Matrix, đơn giản là vì 2 loại vật liệu này có những bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kị khí.

Tất nhiên, các loại vật liệu lọc khác đáp ứng được nhu cầu làm giá thể vi sinh cũng không phải là lựa chọn tồi. Một vấn đề nữa, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triền mạnh, vì vậy hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc. Kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới được gọi là QUÁ TRÌNH TUẦN HOÀN CYCLE.

Một hồ đang chạy vi sinh

Khi tép ăn và thải phân, Ammonia ( NH3,NH4) sẽ sản sinh, trong một bể tép được cycle đúng cách, các chủng vi sinh Nitrat hóa sẽ hoạt động mạnh và chuyển hóa NH3 thành NO2 và sau đó chuyển hóa tiếp thành NO3 và sẽ được khử bởi các vi sinh kị khí hoặc trở thành phân bón cho cây trồng trong hồ nuôi.

LÀM SAO ĐỂ TẠO CHU TRÌNH TUẦN HOÀN NITRO ĐÚNG CÁCH?

Với những vấn đề đã được nêu ở trên, tôi hy vọng sẽ giúp được các bạn hiểu đúng về khởi tạo vi sinh. Như vậy muốn bắt đầu khởi tạo hệ vi sinh, chúng ta phải tạo ra NH3 trong 1 hồ nước mới! Không có NH3, chu kì khởi tạo vi sinh sẽ bị khiếm khuyết. Sau khi set hồ, bằng mọi cách hãy tạo ra Ammonia 1 cách nhanh nhất có thể bằng cách bỏ thức ăn có nguồn gốc động vật, lá cây mục rữa hoặc thả cá thuộc dạng ị nhiều hoặc dễ chết. Đừng lo lắng là nước hồ của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước hồ. Sủi oxy mạnh, vì điều đó sẽ kích thích vi sinh hiếu khí phát triển, bạn cũng có thể châm thêm nước đen (Black waters) để kích thích hệ vi sinh phát triển nhanh hơn.

Bộ test nước là hóa chất có hiển thị bằng màu nên rất chuẩn

Hãy kiểm tra bằng các bộ test nồng độ NH4/NH3 để biết được hồ mình “dơ” đến cỡ nào.Sau khi hồ đã có NH3, chúng ta có thể bổ sung vi sinh( nếu trong quá trình set hồ bạn không châm vi sinh), và dùng bộ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá trình cycle đến đâu. Trong suốt quá trình cycle, nếu bạn là 1 người mới, bạn phải thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu này. Đến khi nào các chỉ tiêu đều ở mức đẹp nhất ( về 0), quá trình CYCLE kết thúc và cũng đừng chủ quan nếu như đo các thông số Nitro đều thấp, có thể bạn đang bị thiếu sót ở 1 chu trình nào đó, hãy đo nó trong vài ngày liên tiếp trước khi thả tép. Kết thúc quá trình cycle, hồ của bạn sẽ hình thành cái gọi là Bacter Layer ( Màng vi sinh), bạn không cần phải thay nước vì nước của bạn đã thực sự “sạch” lắm rồi!

Hãy bắt đầu nuôi tép với việc tạo vi sinh đúng cách nhé.

—————