Tag Archives: black water

Hướng dẫn chạy vi sinh đúng cách cho hồ tép cảnh và thủy sinh

Tất cả các bể tép đều phải được TẠO VI SINH trước khi thả tép để đảm bảo cho sự sống, bất kể là dung tích bể bao nhiêu, và chúng ta không thể làm được việc đó nếu không có 1 hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi. Và vấn đề của người chơi là không biết được rằng họ đang TẠO VI SINH CHO HỒ TÉP VÀ THỦY SINH đúng cách hay chưa và nó có thực sự hiệu quả không.

Nitrogen Cycle

Quá trình tuần hoàn Nitrogen

Hình trên mô tả hệ thống tuần hoàn Nitrogen, các bạn có thể nhìn thấy ammonia(NH4) được sản sinh ra từ phân cá tép và lá cây mục rữa, sau đó ammonia (NH3) được chuyển hóa thành thành Nitrit (NO2) bên trong hệ thống lọc của bạn và chuyển hóa thành Nitrat (NO3) bằng một số chủng vi sinh khác nhau. Và hãy nhớ rằng cây mục rữa, thức ăn thừa, xác động vật chết đều sản sinh ra NH3.

VẬY CHU TRÌNH TUẦN HOÀN VI SINH CYCLE LÀ GÌ?

Việc TẠO CHU TRÌNH VI SINH hồ tép, bể thủy sinh không phải là bạn đổ nước vào và chờ vài tuần. Việc tạo vi sinh đúng cách rất quan trọng, vì môi trường hồ là môi trường nước tù, nó khác xa với môi trường của các con tép trong tự nhiên. Trong môi trường thiên nhiên, con tép không bao giờ lo lắng ammonia hay Nitrit ( 2 chất độc hại gây chết tép ngay cho dù là hàm lượng thấp) vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tạo vi sinh cho hồ đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế việc tép chết không mong muốn và duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo.

Có 2 chủng vi sính chính trong chu trình chuyển hóa Ni tơ là Nitrosomonas , có nhiệm vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chủng vi khuẩn khác như Nitrobacter có nhiệm vụ ôxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc biến đổi nitrit thành nitrat là một quá trình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit hay quá dư thừa sẽ gây ngộ độc cho tép dẫn đến hiện tượng tép chết lai rai.

Họ vi khuẩn Nitrosomonas

Bộ lọc chính là trái tim của hồ nuôi, không có nó tép sẽ chết. Và để phát triển vi sinh, bạn cần phải sử dụng đúng những loại vật liệu lọc cần thiết, là giá thể cho các chủng vi sinh sống và phát triển. Trong môi trường thiếu oxy các vi khuẩn khử nitrat sẽ tách oxy từ nitrat cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.

Lọc ngoài Eheim pro 3E 2078 và các tầng vật liệu lọc bên trong của nó

Sự có mặt của oxy có thể gây ức chế quá trình khử nitrat. Chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa Ni tơ là hết sức quan trọng đối với hồ tép. Ở đây, 2 loại vật liệu lọc mà tôi đã dùng quen và cảm thấy ưng ý là Eheim Subtrast ProSeachem Matrix, đơn giản là vì 2 loại vật liệu này có những bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kị khí.

Tất nhiên, các loại vật liệu lọc khác đáp ứng được nhu cầu làm giá thể vi sinh cũng không phải là lựa chọn tồi. Một vấn đề nữa, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triền mạnh, vì vậy hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc. Kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới được gọi là QUÁ TRÌNH TUẦN HOÀN CYCLE.

Một hồ đang chạy vi sinh

Khi tép ăn và thải phân, Ammonia ( NH3,NH4) sẽ sản sinh, trong một bể tép được cycle đúng cách, các chủng vi sinh Nitrat hóa sẽ hoạt động mạnh và chuyển hóa NH3 thành NO2 và sau đó chuyển hóa tiếp thành NO3 và sẽ được khử bởi các vi sinh kị khí hoặc trở thành phân bón cho cây trồng trong hồ nuôi.

LÀM SAO ĐỂ TẠO CHU TRÌNH TUẦN HOÀN NITRO ĐÚNG CÁCH?

Với những vấn đề đã được nêu ở trên, tôi hy vọng sẽ giúp được các bạn hiểu đúng về khởi tạo vi sinh. Như vậy muốn bắt đầu khởi tạo hệ vi sinh, chúng ta phải tạo ra NH3 trong 1 hồ nước mới! Không có NH3, chu kì khởi tạo vi sinh sẽ bị khiếm khuyết. Sau khi set hồ, bằng mọi cách hãy tạo ra Ammonia 1 cách nhanh nhất có thể bằng cách bỏ thức ăn có nguồn gốc động vật, lá cây mục rữa hoặc thả cá thuộc dạng ị nhiều hoặc dễ chết. Đừng lo lắng là nước hồ của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước hồ. Sủi oxy mạnh, vì điều đó sẽ kích thích vi sinh hiếu khí phát triển, bạn cũng có thể châm thêm nước đen (Black waters) để kích thích hệ vi sinh phát triển nhanh hơn.

Bộ test nước là hóa chất có hiển thị bằng màu nên rất chuẩn

Hãy kiểm tra bằng các bộ test nồng độ NH4/NH3 để biết được hồ mình “dơ” đến cỡ nào.Sau khi hồ đã có NH3, chúng ta có thể bổ sung vi sinh( nếu trong quá trình set hồ bạn không châm vi sinh), và dùng bộ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá trình cycle đến đâu. Trong suốt quá trình cycle, nếu bạn là 1 người mới, bạn phải thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu này. Đến khi nào các chỉ tiêu đều ở mức đẹp nhất ( về 0), quá trình CYCLE kết thúc và cũng đừng chủ quan nếu như đo các thông số Nitro đều thấp, có thể bạn đang bị thiếu sót ở 1 chu trình nào đó, hãy đo nó trong vài ngày liên tiếp trước khi thả tép. Kết thúc quá trình cycle, hồ của bạn sẽ hình thành cái gọi là Bacter Layer ( Màng vi sinh), bạn không cần phải thay nước vì nước của bạn đã thực sự “sạch” lắm rồi!

Hãy bắt đầu nuôi tép với việc tạo vi sinh đúng cách nhé.

—————

Thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SĐ4


 Sản phẩm Thức ăn đặc biệt cho tép cảnh SĐ4 dùng cho các loại tép màu từ đỏ, vàng, cam, đen, rili.. phù hợp với cách nuôi đa dạng của các bạn hiện nay.

Đặc biệt một số rất ít tép đen Chocolate sẽ thành màu xanh ngọc, đỏ rượu khi dùng thức ăn này. Các bạn nuôi tôm cảnh hay bị lột dính vỏ rồi lăn ra chết, cho ăn thức ăn này sẽ không bị nữa.

Đặc điểm: Thức ăn dạng sợi , có mùi hấp dẫn tép, bổ sung enzyme đặc biệt giúp tổng hợp tế bào

màu đỏ của các sinh vật giác xác như: tép, tôm crayfish..

Công dụng:

+ Cung cấp khoáng, vitamin, acid amine, đạm,… tối ưu

+ Chứa vi sinh và men tiêu hóa giúp tép hấp thu thức ăn tốt hơn.

+ Vỏ tép đỏ đẹp, dày, bóng

+ Tép lớn nhanh, to khỏe, ôm trứng nhiều

+ Phân tép tự hủy, sạch nền

 Bạn nào thích tép vàng chấm bi đỏ như hình thì hãy nhanh tay đặt mua thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SĐ4 nhé. Sản phẩm thức ăn tép cảnh thế hệ mới (SĐ4) giá mềm phục vụ ae chơi tép màu, crayfish…

 Tép đỏ Fired sau khi ăn thức ăn thức ăn cho tép cảnh sẽ chuyển về đỏ đậm đơn và ôm nhiều trứng hơn nhiều so với ăn thức ăn bình thường khác.

Màu sắc của các loại tép cảnh sau khi được ăn thức ăn SĐ4. Còn chờ gì nữa hãy nhanh chóng đặt mua ngay cho những chú tép trong bể của bạn loại thức ăn mới đầy hấp dẫn này.

Sô điện thoại liên hệ (HaNoi): 097.91.98.510

Takashi Amano – Ngôi sao sáng của bầu trời thủy sinh vừa vụt tắt

Một ngôi sao sáng của bầu trời thủy sinh vừa vụt tắt – RIP master Takashi Amano (04/08/2015)

RIP TAKASHI AMANO

Những ngày qua có lẽ là ngày đau buồn nhất với cộng đồng thủy sinh thế giới khi mà tượng đài Thủy Sinh – Ngài Takashi Amano đã vĩnh viễn ra đi vì căn bệnh Viêm phổi vào hồi 11h18 ngày 04/08/2015 tại nhà của ông ở Niigata, Nhật Bản.

Takashi Amano, là một nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế và là một nghệ sĩ ham mê nghệ thuật thủy sinh
Ông đã thành lập công ty Aqua Design Amano hay còn biết nhiều nhất với tên là ADA, được biết đến ở Việt Nam qua các sản phẩm đất nền ADA, phân nước, khoáng,…các dụng cụ chơi thủy sinh và phong cách bố cục Iguwami style của ADA
Ông sinh ra tại Niigata, Nhật Bản vào năm 1954 và là một nhà nhiếp ảnh phong cảnh của Nhật Bản.

Một buổi trao đổi của Takashi Amano với những người yêu thủy sinh.

Takashio Amano là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong cộng đồng những người ham thích bố cục thủy sinh. Ông đã có những khái niệm làm vườn Nhật Bản như bố trí đá Wabi – Sabi, Zen với những bố cục không đối xứng. Tạo dáng vẻ thiên nhiên và trở thành một hình thức nghệ thuật cho các hồ nước ngọt và hồ cá cảnh.


Phong cách riêng trong việc tạo hệ thống sinh thái trong một bể cá cảnh, với cây cối hấp thụ CO2 và quang hợp, sản xuất oxy, tạo môi trường tốt nhất cho cá và vi sinh vật.
Năm 1982, ông thành lập công ty AQUA DESIGN AMANO gọi tắt là ADA và trở thành một công ty được chú ý về ngành này trên khắp thế giới.

Một bộ sản phẩm dành cho setup bể thủy sinh của ADA
Các sản phẩm thông dụng cho một hồ thủy sinh: đất nền Amazonia, phân nước…

Năm 1975, Takashi Amano đã đến thăm một khu rừng nhiệt đới ở Amazon, Borneo, Tây Phi, ông đã chụp nhiều bức ảnh của thiên nhiên tại những nơi đây và thấy rằng cần ghi lại những môi trường tự nhiên quý báu của Nhật Bản lưu lại cho hậu thế. Và việc tạo ra những môi trường tốt cho những loài cá và vi sinh vật trong tự nhiên là một trong những việc bảo vệ môi trường của trái đất.
Amano còn là thành viên của Hội nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Nhật Bản, và Hội Khoa học Nhiếp ảnh.

Những bể cá cảnh do ông thực hiện, không còn là một bể cá cảnh thông thường, mà thực sự là một môi trường sống của tự nhiên đầy hấp dẫn và chúng thực sự là những tác phẩm nghệ thuật.

Một bể lanscape được Master Amano thực hiện tại một cửa hàng của ông.

Ông là tác giả của bộ Nature Aquarium World (xuất bản năm 1994), bao gồm 3 cuốn sách nói về bố cục, thực vật và cá thủy sinh. Và đến năm 1997 ông cho ra đời thêm cuốn sách Aquarium Plant Paradise.

Bìa một DVD về thủy sinh

Takashi Amano đã viết rất nhiều cuốn sách về Thủy sinh, ông đã tạo ra một trường phái thủy sinh đặc trưng mà khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ và học theo. Phong cách của ông sử dụng các kinh nghiệm làm vườn và bố cục sếp đá Zen của Nhật Bản. Mỗi tác phẩm của ông như tái hiện lại một không gian thật trong tự nhiên mà ông khám phá ra. Ông ghi lại những hình ảnh thực ngoài tự nhiên, nghiên cứu kỹ địa hình, thực vật rồi sau đó đưa tất cả vào một không gian thu gọn trong bể kính. Ông sử dụng các cây thủy sinh, rêu, ráy để tạo ra môi trường thực vật và cá, tép (tôm) để kiểm soát tảo và tạo ra hệ động vật tự nhiên.

Ông thành lập Aqua Design Amano Co., Ltd vào năm 1982, công ty Nhật Bản chuyên cung cấp thiết bị trồng cây thủy sinh mà chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng như đất nền, lọc, thiết bị chăm sóc bể cá, các loại phân bón, cây, bể kính,…. Các sản phẩm của công ty được sản xuất dựa vào kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu từ các nhu cầu cần thiết tạo ra hệ sinh thái lý tưởng trong bể cá của ông. Tại đây ông cũng cho ra đời các cuốn sách ảnh Nature Aquarium và nhiều cuốn sách khác được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng từ Takashi Amano tới cộng đồng thủy sinh thế giới.

Với người chơi thủy sinh Việt Nam nói riêng và người chơi thủy sinh thế giới nói chung, Takashi Amano không chỉ là người chơi, ông còn là người bạn, người thầy của họ bởi kiến thức ông chia sẻ đến mọi người thực sự là khổng lồ.

Nguồn: http://tepcanh.com

Bán Tép Cam, Tép Cảnh Sunkist – Bán tép cảnh ở Hà Nội

Tép Cam, Tép Sunkist – Caridina cf. propinqua  – Bán các loại tép cảnh ở Hà Nội (có nhận oder)

 
Tép Cam, Tép Sunkist
Tên khoa học: Caridina cf. propinqua
Xuất xứ: Sulawesi, Indonesia
Kích thước: 2-2.4cm
pH: 6.5-7.5
Nhiệt độ: 24-30ºC

Nguồn gốc
Nơi sinh sống tự nhiên và giống loài chính xác của loài Tép Cam này vẫn chưa được xác định chính xác. Với những thông tin có được thì chỉ có thể khẳng định rằng chúng khá các loài tôm thuộc họ Cardina Propinqua thường được tìm thấy trong các khu đầm lầy nước lợ ở Sulawesi, Indonesia hoặc có thể chúng cùng họ với những con tép đỏ RC (Red cherry shrimp)
——————————
Liên hệ đặt mua: 097.91.98.510 (kđt Trung Hòa Nhân Chính – Hà Nội)

Bán các loại tép cảnh ở Hà Nội (có nhận oder). Các bạn có thể mua tép cảnh ở Hà Nội

——————————-
Đặc tính
Rất dễ nhận diện tép Cam nhờ toàn thân có màu cam sáng với một vài vệt đỏ loang lỗ. Cũng khó nhầm lẫn loài này với tép Tiger (tép Cọp), vì tép này mình dài và dáng thon hơn so với tép Tiger. Nếu ngắm gần hơn và kỹ hơn, sẽ nhận thấy chúng gần giống với tép Ghost (tép Ma?) hơn; có phần đầu hơi chúi xuông, đuôi và lưng thấp, và càng gắp thức ăn dài hơn.
—————————————-


Nuôi trong hồ thuỷ sinh
Giới thuỷ sinh thường bị mê hoặc bởi màu cam sáng nổi bật và tạo điểm nhấn hấp dẫn trên nền xanh của các loài cây thuỷ sinh trong hồ cũng như trên mảng màu tối của phân nền. Tép Cam là loài hiền lành và rất dễ thích nghi với môi trường mới, do vậy có thể nuôi chung với hầu hết các loài tép nước ngọt khác như Tép Ong (Crystal Red Shrimp), Tép Cọp (Tiger Shrimp), Tép Snowball (?), Tép Xanh ngọc (Blue Pearl Shrimp) và Tép Đỏ (RC Shrimp) – mà cũng không lo bị lai tạp.
————————-
Thức ăn
Là loài tép thuần chủng, Tép Cam có thể ăn rất nhiều thứ: rêu, tảo, thức ăn dạng sợi, thức ăn đặc biệt cho tép đỏ, thức ăn tép cảnh thuysinhNB v.v…
—————————-
Chất lượng nước
Do có nguồn gốc từ các vùng đầm lầy duyên hải (nước lợ), Tép Cam có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau, nhiệt độ và độ pH cũng có thể dao động trong phạm vi rộng. Tuy nhiên cần lưu ý là trong môi trường nuôi nhốt là độ cam sáng sẽ bị giảm và có thể bị chuyển sang màu xám.
————————————


Sinh sản

Người nuôi thường rất phấn khởi khi phát hiện được một hai chú Tép Cam mang bọc trứng. Tuy nhiên, sau một vài ngày, tép cái sẽ xả hết trứng mà không biết nguyên do. Nguyên do là Tép Cam thuộc loài sinh sản cấp thấp, nghĩa là trứng phải nở thành ấu trùng trong môi trường nước lợ. Và ấu trùng phải phát triển qua nhiều giai đoạn trước khi lớn thành tôm trưởng thành.
Việc tạo ra môi trường sinh sản phù hợp (nước lợ) khá phức tạp chính là nguyên do khiến rất hiếm khi thấy Tép Cam có thể sinh sản được trong hồ thuỷ sinh.
Tuy nhiên, bạn có thể tạo bằng cách mua muối biển và pha với 1 lượng nước bằng 25% rồi hòa với nước bể (bạn nên làm riêng)
Conlele biên dịch

——————————-
Liên hệ đặt mua: 097.91.98.510 (kđt Trung Hòa Nhân Chính – Hà Nội)

Bán các loại tép cảnh ở Hà Nội (có nhận oder)


(ảnh HD) Vẻ đẹp tép cảnh – Loài tép vợt Micratya poeyi

Tên chung của loại này là Fan/filter-feeding shrimp. Tên của chúng bắt nguồn từ hình thức kiếm ăn chuyên hóa cao độ. Những sợi tơ trên càng (chela), mà đó là đặc trưng của họ tôm, dài hơn nhiều so với tép và có hình dạng như chiếc quạt đang xòe. Chúng sử dụng những chiếc càng hình quạt này để lọc những mảnh thức ăn nhỏ chẳng hạn như ấu trùng muỗi, bo bo Daphnia và bọ một mắt Cyclops, cũng như tảo lẫn trong dòng nước. Nhưng đừng lo, hình dạng chuyên biệt của càng này không hề nguy hiểm đối với cá.
– theo Chris Lukhaupv

Những con tép cảnh bắt nguồn từ những khúc suối có nước chảy nhẹ trong thiên nhiên
Những con tép cảnh bắt nguồn từ những khúc suối có nước chảy nhẹ trong thiên nhiên

Chủ yếu sống trong các dòng suối chảy xiết ở vùng nhiệt đới. Chúng bám vào nền đá, đối diện với dòng nước, bằng các cặp chân và càng mạnh mẽ. Chúng hiếm khi xuất hiện ở vùng đáy cát hay đất bùn vốn là địa hình đặc trưng ở vùng hạ lưu.
Khi nuôi trong hồ, cần phải lưu ý đến nhu cầu dòng chảy mạnh và nồng độ ô-xy hòa tan cao của chúng. Vì vậy, bên cạnh bộ lọc, cần bổ sung thêm một máy bơm để tạo dòng lưu chuyển trong hồ.

Vì thích nghi với các dòng chảy xiết nên những loài tôm này có nhu cầu ô-xy rất cao, điều không thể tái tạo trong các hồ thủy sinh rậm rạp. Dĩ nhiên, địa bàn phân bố tự nhiên của chúng không hề có mật độ cây thủy sinh cao.

Là một loài tép cảnh trong bể thủy sinh với cặp càng được tiến hóa kì lạ
Là một loài tép cảnh trong bể thủy sinh với cặp càng được tiến hóa kì lạ

Loài tép xinh đẹp này, mà kích thước rất nhỏ, không phải là tôm quạt về mặt phân loại. Tuy nhiên, chúng cũng có càng với những sợi tơ dài và sử dụng cách lọc thức ăn nhỏ có trong nước.

Tép cái ôm trứng rất nhiều.
Tép cái ôm trứng rất nhiều khi được cho ăn thức ăn tép kiểng nghiền vụn của thuysinhNB.

Các bạn có thể thấy một con tép cái đang mang bầu với những chùm trứng dưới bụng. Khi tép cái trưởng thành màu sắc của nó rất nổi bật (bởi các sắc tố màu dưới vỏ) và lớn hơn nhiều o với tép đực.

thuc an tep canh, thuc an tep do, thuy sinh nb. be thuy sinh
Môi trường nước ổn định, châm nước đen, ăn thức ăn tép cảnh, thức ăn tép đỏ của thuysinhNB sẽ giúp tép sống khỏe trong bể thủy sinh

Toàn cảnh “bà mẹ nhí” Micratya poeyi
Loài này xuất xứ từ các dòng chảy đổ vào biển Caribbean và hiếm khi xuất hiện trên thị trường cá , tép cảnh.
Tép Micratya cũng cần hồ có dòng chảy mạnh.

Tép đỏ – Tép RC mang trứng và sinh sản như thế nào

Tép Cảnh Cộng đồng · 533 người thích

Tép RC mang trứng xanh, tép rc mang trứng vàng
Tép RC mang trứng xanh, tép rc mang trứng vàng

Tép đỏ mang trứng xanh và tép đỏ mang trứng vàng
Có ý kiến cho rằng
RC thường – đỏ : hay mang trứng vàng ??
RC wine, redfire, fire: hay mang trứng xanh ??!
Có đúng thế không nhi?

Xem thêm

Hướng dẫn làm lọc xốp, lọc Bio cho bể tép

Sponge Filter(Lọc xốp): Một thiết bị lọc bio đơn giản từ bông xốp và máy sủi, hiệu quả không kém gì lọc ngoài. Phù hợp với các bể tép, cá… Dễ dàng mua được ở các tiệm thủy sinh

Tép RC đang ăn thức ăn ở lọc xốp. Nơi bám rất nhiều thức ăn của bể
Tép RC đang ăn thức ăn ở lọc xốp

Ưu điểm: Dễ sử dụng, đơn giản, giữ được cân bằng vi sinh cao, dễ thay, rẻ, có khả năng chế tạo được
Nhược: cồng kềnh trong hồ.
Ad sẽ hướng dẫn và mô tả cơ chế của loại lọc này để các bạn có thể tự làm được cho hồ tép của mình nhé.

Hướng dẫn làm lọc xốp, lọc Bio. Cơ chế và cách làm
Sponge Filter(Lọc xốp) dành cho bể tép – Cơ chế hoạt động và hướng dẫn cách làm

VÌ SAO TÉP ĐỎ BỊ HỞ CỔ VÀ CHẾT

Trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu về tép cảnh, thuysinhNB đã tìm ra một số nguyên nhân khiến tép bị hở cổ rồi chết lai rai.
1/ Thiếu các chất khoáng, hàm lượng khoáng tép hấp thu không cân đối: Tép không đủ chất để tổng hợp lớp vỏ mới, trong khi lớp vỏ cũ “hết hợp đồng”. Vị trí này không tạo vỏ đầy đủ, tới thời kì lột xác => đứt cổ chết
2/ Bị bệnh do vi khuẩn: Vị trí này là yếu điểm trên tép, là nơi sẽ tách ra để tép tháo bỏ lớp vỏ ngoài, vì vậy là nơi dễ bị vi khuẩn tấn công nhất => chết do nhiễm trùng. Vị trí này bị vi khuẩn tấn công nên lớp vỏ ở đây không tổng hợp đầy đủ, nhìn vô giống như thiếu khoáng (xem nguyên nhân 1).
3/ Bị sốc: Trong một vài trường hợp bị sốc nhiệt (nhiệt độ tăng hoặc giảm nhiều và đột ngột. Ví dụ: nhiệt độ hồ đang 30 độ, ta vớt bỏ vô hồ 24 độ đột ngột), sốc pH, .. làm quá trình trao đổi chất bị rối loạn => chết. Trong trường hợp này có sự co rút cơ không đồng đều ở tép, phần ở cổ là nơi tiếp giáp giữa đầu và thân là nơi yếu nhất sẽ bị kéo giãn ra => nhìn vô như bị hở cổ.
tep do bi ho co do thieu chat
Hình ảnh tép RC (tép đỏ) bị hở cổ.

Cách điều trị: Sử dụng Nước đen(thuysinhNB có bán) để châm vào hồ, thay nước (để ý nhiệt độ, lượng nước vừa phải trong quá trình thay)
– Khử Clo cho nước (click xem)
– Cho tép ăn thức ăn bổ sung như: Thức ăn đặc biệt cho tép đỏ, thức ăn đặc biệt choe tép cảnh

PHÂN NƯỚC DÀNH CHO HỒ THỦY SINH – TÉP CẢNH

[IMG]

Giá: 120k/bộ 2 chai dành cho HỒ 60-30-35cm (50lít nước) trở xuống

Giá: 250k/bộ 2 chai dành cho HỒ 70-40-45cm (100lít nước) trở lên

PHÂN NƯỚC DÀNH CHO HỒ THỦY SINH – TÉP CẢNH

Công dụng:

+ Cung cấp đầy đủ N, K, Fe,Mg,…và các vi lượng

+ Giúp cây xanh, cây đỏ lên màu đẹp

+ Rêu, dương sỉ, ráy phát triển nhanh

+ Kéo dài tuổi thọ đất nền

Cách dùng:

+ 1 nắp/15lít với  HỒ 60-30-35cm (50lít nước) trở xuống

+ 1 nắp/50lít với HỒ 70-40-45cm (100lít nước) trở lên

+ Lần đầu sử dụng: Tính theo lượng nước toàn hồ

+ Thay nước ¼ hồ/tuần. Tính theo lượng nước đã thay

Số lít nước=chiều dài x rộng x cao (dm)

Bạn có biết Nước Đen(Black Water) không?

Ngoài tự nhiên nước đen được hình thành trong quá trình những chiếc lá mục rơi rụng xuống sông, suối… trong quá trình phân hủy sẽ tiết ra những chất ta-nanh, nhựa trong lá ra ngoài nước lâu dần sẽ tạo thành nước đen. Thực chất nước đen không có màu đen thực ra nó có màu nâu ngà ngà đậm giống nước bã chè hoặc như màu cánh gián như thạch rau câu vậy mà các bạn hay ăn vậy

Nước đen có rất nhiều công dụng nó giúp ổn định môi trường, tạo môi trường giống ngòai thiên nhiên, giảm stress cho cá tép, giúp cá tép ít bị các bệnh ngoài da (cá beta, cá rồng khi bị stress dễ bị nấm)
-Cung cấp 1 số chủng vi sinh vật có lợi, giúp ngăn ngừa và khống chế sự phát triển của tảo hại trong bể.
Giảm nồng độ Amoni, Nitrat có hại trong bể.
-Giữ nồng độ PH của bể luôn ổn định nhất acid nhẹ 7,5 phù hợp với sức khỏe của những loại cá khó tính như cá rồng, cá neon….
– Nước đen khi cho vào bể sẽ mang đến màu nước vàng nhàn nhạt dưới ánh đèn của bể như các dòng sông ở rừng, suối (sông Amazonia cũng có một màu vàng nâu nhưng đậm hơn rất nhiều là nơi sống của hàng nghìn loại cá khác nhau).
– Các bạn cũng có thể sử dụng lá bàng khô. Trong lá bàng có chứa rất nhiều chất như violaxanthin, lutheintés zeaxhentin, và flavonoidokatis, như là quercethin và kampher. Lá bàng thải ra rất nhiều axit dạng punicalin, punicaligin và tercathein…là những axit nhẹ có lợi sức khỏe của cá. Nên đun sôi rồi dùng nước loãng để châm nhẹ vào hồ để có tác dụng tốt nhất.
————————-
Nếu ở nơi bạn sống không có lá bàng khô hoặc khó có thể điều chế được bạn hãy thử sử dụng sản phẩm nước đen của ThuySinhNB: Gọn nhẹ-Dễ sử dụng-An toàn.
#RC #TépCảnh #ThủySinhNB #ThứcĂnTép #ThủySinh #minitank #nanotank #shrimp #tank #RC #redcherry #redCherryShrimp #TépĐỏ #FireRed #SuperRed #tree #BeeShrimp  #cáBeta #cáRồng
#SRC #betafish #beta #fish #blackwater #arowana
http://tepcanh.blogspot.com/