Tag Archives: ho co

Nhận biết và trị bệnh cho tép cảnh

Xuất hiện tại Việt Nam hàng chục năm, nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi tép cảnh mới trở thành “mốt” trong giới sinh vật cảnh tại Hà Nội và TP.HCMBên cạnh những chú cá cảnh đáng yêu, bạn có thể bổ sung vào bể cá nhà mình loài tép cảnh sẽ thêm phần sinh động.  Dưới đây là một số bệnh và cách trị bệnh cho tép cảnh thường gặp.

tép
Tép Blue Bolt

1. Bệnh thiếu khoáng:

Biểu hiện: tép bị hở cổ, không thấy lột vỏ, chết do không lột được vỏ… nếu dùng bút đo TDS thì chỉ số thấp hơn mức cho phép.

Khắc phục: bổ sung khoáng nước hoặc khoáng bột để khắc phục. Hạn chế cho ăn thức ăn giàu đạm (dẫn đến việc tép lớn nhanh không kịp đủ khoáng cung cấp cho vỏ) có thể thay thế bằng cách cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 để bổ sung tốt hơn.

2. Bệnh mềm vỏ:

Biểu hiện: tép chết do vỏ mềm không lột được, khi tép mới chết vớt ra ta thấy vỏ mềm nhũn hoặc chết do mới lột vỏ mà vỏ không cứng nhanh được khiến đồng loại bu vào cắn làm bị thương và chết.

Khắc phục: Dùng khoáng có chứa canxi-sodium hoặc cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 sẽ khắc phục nhanh chóng hiện tượng này.

3. Bệnh đen mang:

Biểu hiện: tép bị đen, tép thụ động, không thèm ăn và thường trốn trong góc, biểu hiện mệt mỏi.

Khắc phục: thêm nước đen, vitamin và tăng lượng khoáng hơn 40% số lượng khoáng định kì. Nước đen giúp sát khuẩn, vitamin nâng sức đề kháng còn khoáng giúp tép lột vỏ và loại trừ màng đen.

4. Tép chết lai rai:

Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân khiến tép chết lai rai, ta phải xác định được nguyên nhân thì mới có thể chữa hết. Phổ biến nhất là nồng độ NO3 trong nước cao do chất thải của tép.

Khắc phục: Khử độc NO3 xuống dưới 25 sau đó kết hợp thay nước hàng tuần và khử NO3 định kì.

5. Tép ngừng sinh sản:

Nguyên nhân: Chất lượng nước không tốt ảnh hưởng đến quá trình ôm trứng của tép. Do nồng độ NO3 cao. Do các hóa chất có trong thuốc diệt sán, thủy tức…

Khắc phục: Tìm chính xác nguyên nhân rồi chữa trị đúng cách.  Nếu trong bể quá nhiều tép cái thì cần bổ sung tép đực, nên cho ăn thức ăn dành riêng cho tép để trong đàn lớn đều tránh tình trạng chậm phát triển trong đàn.

Nếu bể tép sử dụng thuốc diệt sán của Benibachi thì do ảnh hưởng của tép có thể bị chậm sinh sản từ 1,5-2 tháng do ảnh hưởng của thuốc để khắc phục các bạn có thể dùng thuốc diệt sán của ThuysinhNB (hàng Việt Nam chất lượng cao, an toàn cho tép và hồ thủy sinh)

Bạn có thể liên hệ mua thức ăn đặc biệt giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

VÌ SAO TÉP ĐỎ BỊ HỞ CỔ VÀ CHẾT

Trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu về tép cảnh, thuysinhNB đã tìm ra một số nguyên nhân khiến tép bị hở cổ rồi chết lai rai.
1/ Thiếu các chất khoáng, hàm lượng khoáng tép hấp thu không cân đối: Tép không đủ chất để tổng hợp lớp vỏ mới, trong khi lớp vỏ cũ “hết hợp đồng”. Vị trí này không tạo vỏ đầy đủ, tới thời kì lột xác => đứt cổ chết
2/ Bị bệnh do vi khuẩn: Vị trí này là yếu điểm trên tép, là nơi sẽ tách ra để tép tháo bỏ lớp vỏ ngoài, vì vậy là nơi dễ bị vi khuẩn tấn công nhất => chết do nhiễm trùng. Vị trí này bị vi khuẩn tấn công nên lớp vỏ ở đây không tổng hợp đầy đủ, nhìn vô giống như thiếu khoáng (xem nguyên nhân 1).
3/ Bị sốc: Trong một vài trường hợp bị sốc nhiệt (nhiệt độ tăng hoặc giảm nhiều và đột ngột. Ví dụ: nhiệt độ hồ đang 30 độ, ta vớt bỏ vô hồ 24 độ đột ngột), sốc pH, .. làm quá trình trao đổi chất bị rối loạn => chết. Trong trường hợp này có sự co rút cơ không đồng đều ở tép, phần ở cổ là nơi tiếp giáp giữa đầu và thân là nơi yếu nhất sẽ bị kéo giãn ra => nhìn vô như bị hở cổ.
tep do bi ho co do thieu chat
Hình ảnh tép RC (tép đỏ) bị hở cổ.

Cách điều trị: Sử dụng Nước đen(thuysinhNB có bán) để châm vào hồ, thay nước (để ý nhiệt độ, lượng nước vừa phải trong quá trình thay)
– Khử Clo cho nước (click xem)
– Cho tép ăn thức ăn bổ sung như: Thức ăn đặc biệt cho tép đỏ, thức ăn đặc biệt choe tép cảnh