Tag Archives: thuc an tep canh

Nên cho tép ăn những loại thức ăn nào?

Thức ăn dặm : tép không có khả năng dự trữ thức ăn trong dạ dày, bởi vì ruột tép rất ngắn thế nên bạn hay thấy tép lúc nào cũng khua đôi càng tìm kiếm thức ăn để đưa vào mồm, ị phân liên tục… Nên ngoài thức ăn chính (ăn trong 1-2h) thời gian còn lại trong ngày tép rất cần thức ăn dặm để hệ tiêu hóa không bị thuyên giảm hoặc ngừng hoạt động nếu bạn quên cho ăn.

Ví dụ: bạn cho chúng ăn các loại thức ăn đã đc chế biến như #SĐ4, thức ăn cho cá… thì coi đó là thức ăn chính vì bổ sung dinh dưỡng cho tép.

Tép ăn rau cải xoăn


Thế nên trong bể tép các bạn mà có ít rêu tảo bám kính thì có thể cho 1 số loại lá vào như lá bàng, lá dâu, cải xoăn…  chúng đều là những loại hoa quả, rau củ dễ kiếm để làm thức ăn cho tép nhé.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh. Thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh … các chế phẩm của thuysinh NB tại Hà Nội.

Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam.
Liên Hệ: 0979.198.510 (a.Hưng)

Kinh nghiệm sử dụng lọc Atman cho bể tép

Anh em chơi lọc ngoài dành cho bể thủy sinh, tép cảnh… tuy đã biết đến dòng lọc Atman nhưng cũng có thể chưa biết hết tính năng của nó. Máy lọc Atman thông dụng có 2 loại Là DF và EF:
EF thì chỉ có bơm hút, mồi tay (ví dụ: bằng mồm 😀), áp lực nước. Dòng này tuy cũ nhưng bền về máy móc hơn nhiều so với các anh em dùng DF.
DF thì có cái hỗ trợ mồi. DF là dòng mới của atman với các tính năng vượt trội hơn thằng đàn anh của nó…tiết kiệm điện hơn. Còn có các đặt điểm như van in – out có thể đưa ra đưa vô như eheim , ngăn chứa vật liệu lớn hơn…

Một mẫu lọc dòng DF
Một mẫu lọc DF700 – lọc dòng DF, thế hệ lọc mới của Atman dùng cho các bể thủy sinh, cá cảnh, tép cánh…

Đều theo nguyên tắc nước vào in, lọc qua các ngăn rồi máy bơm hút trả lại bể. Sau 3-6 tháng các bạn nên vệ sinh lọc để tránh tắc dễ cháy máy vì trái tim của cái máy này là cái bơm: Máy bơm được gắn hoàn toàn vào nắp máy nếu bơm chết thì chỉ vứt đi.

Một mẫu lọc Atman EF4
Một mẫu lọc Atman EF4

Nếu hỏng cánh quạt thì bạn có thể kiếm cái thay (cùng loại: cùng loại máy, cùng độ dài trục roto, cùng đường kính cánh quạt) ví dụ : với EF4 cùng cánh quạt với bơm AT306, jebo ….
Ngoài ra EF và DF còn hay bị hỏng 2 cái van nhựa đầu ra vào nên các bạn cẩn thận khi dùng nhé…

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh. Thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh … các chế phẩm của thuysinh NB tại Hà Nội.

Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam.
Liên Hệ: 0979.198.510 (a.Hưng)

Các thông số chất lượng nước để nuôi các loại tép cảnh

Bài viết mang tính chất tham khảo, nuôi tép còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng chất lượng nước (PH – KH – GH – TDS – Nhiệt độ) là yếu tố quan trọng hàng đầu để nuôi các loại tép cảnh trong bể tép hoặc bể thủy sinh nên tránh thay đổi môi trường nước đột ngột, việc đó có thể sẽ dẫn đến đàn tép của bạn sẽ bị chết lai rai. Để nuôi được những loại tép chuẩn thì cần bổ sung các loại thức ăn đặc biệt dành cho tép nữa ví dụ: thức ăn đặc biệt SĐ4 của thủy sinh NB, thức ăn benibachi…
PS: Các thông số dưới đây là chuẩn để nuôi các loại tép cảnh có màu đẹp và khỏe mạnh, tùy theo trường hợp và môi trường mà tép có thể thích nghi. Nhưng nếu có điều kiện thì theo thông số bên dưới sẽ tốt cho tép.


Red Bee (Tép ong đỏ)
PH: 6.2 – 6.6
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Black Bee (Tép ong đen)
PH: 6.2 – 6.6
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Blue Bee (Tép ong xanh)
PH: 6.4 – 6.8
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 120
Nhiệt độ: 20 – 23°C


Princess Bee (Tép ong huế )
PH: 6.0 – 6.5
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 120
nhiệt độ: 21 – 23°C


Golden (Tép ong trắng)
PH: 6.2 – 6.6
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Pure Red Line
PH: 5.4 – 6.0
KH: 0 – 2
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


King Kong
PH: 5.6 – 6.2
KH: 0 – 1
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Panda
PH: 5.6 – 6.2
KH: 0 – 1
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Wine Red
PH: 5.6 – 6.2
KH: 0 – 1
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Red Ruby
PH: 5.6 – 6.2
KH: 0 – 1
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Blue Bolt
PH: 5.6 – 6.2
KH: 0 – 1
GH: 4 – 6
TDS: 80 – 100
Nhiệt độ: 21 – 23°C


Tiger
PH: 7.0 – 7.4
KH: 4 – 8
GH: 6 – 10
TDS: 100 – 180
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Blue Tiger
PH: 7.2 – 7.4
KH: 4 – 8
GH: 6 – 10
TDS: 100 – 180
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Black Tiger
PH: 7.2 – 7.4
KH: 4 – 8
GH: 6 – 10
TDS: 100 – 180
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Red Tiger
PH: 7.0 – 7.4
KH: 4 – 8
GH: 6 – 10
TDS: 100 – 180
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Red Cherry (Tép  Đỏ, t)
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 25°C


Yellow (Tép Vàng)
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 25°C


Black Cherry (Tép Táo Đen)
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Amano (Tép Yamato)
PH: 7.2 – 7.5
KH: 6 – 8
GH: 6 – 8
TDS: 160 – 200
Nhiệt độ: 21 – 24°C


Snowball (White Pearl)
PH: 6.2 – 6.8
KH: 2 – 5
GH: 4 – 8
TDS: 100 – 200
Nhiệt độ: 20 – 25°C


Blue Pearl Snowball (
PH: 6.2 – 6.8
KH: 2 – 5
GH: 4 – 8
TDS: 100 – 200
Nhiệt độ: 20 – 25°C


Glass (Ghost Shrimp)
PH: 7.2 – 7.6
KH: 5 – 8
GH: 5 – 8
TDS: 120 – 180
Nhiệt độ: 21 – 28°C


Red Rili
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Orange Rili
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Yellow Rili
PH: 6.4 – 7.6
KH: 0 – 10
GH: 4 – 14
TDS: 80 – 200
Nhiệt độ: 18 – 23°C


Cardinal (Sulawesi)
PH: 7.8 – 8.5
KH: 7 – 9
GH: 7 – 9
TDS: 90 – 140
Nhiệt độ: 25 – 27°C

(Đa số các dòng sulawesi thường thì sống ở PH cao).

Bạn có thể liên hệ mua thức ăn đặc biệt giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Hướng đãn nuôi tép cảnh họ tép ong

kale-tree

Nhìn chung :
– Tép nên được nuôi trong môi trường đòi hỏi không có amonia và nitrat. Ngày nay điều này có thể dễ dàng đạt được bằng việc kết hợp nhiều lọai đất nền đặc biệt dành cho tép và các lọai hóa chất điều chỉnh nước. 1 hệ thống lọc tốt kết hợp với độ PH ổn định ( 6.0 – 6.8 ) và nhiệt độ từ 23-26 độ là những điều cần thiết để bắt đầu thú chơi này. Khi bạn đã bắt đầu quen thì bạn hãy từ từ nuôi các lọai cao cấp hơn. Các lọai khóang, thức ăn và các vật phụ trợ cao cấp luôn có sẵn để bạn nuôi dễ dàng hơn ( tốn tiền nhiều hơn)

=> Có nhiều tài liệu đưa ra chỉ số PH có thể lên đến hơn 7 . Nhưng theo nhiều người nuôi đưa ra thì tép thích môi trường axit nhẹ 6.0 – 6.8 hơn. Bản thân thấy chỉ số 6.0-6.8 hợp lý hơn.

1/ Hồ nuôi
– CRS nên được nuôi trong hồ thủy sinh. Hồ thủy sinh cung cấp nhiều hang hốc, bóng râm là chỗ cho tép núp và giúp cho tép giảm stress. Không nên nuôi chung với các lòai cá nhỏ vì chúng sẽ ăn tép con.
– Nếu bạn có đủ chỗ và đủ tiền thì việc nuôi tép trong 1 hồ to là cần thiết. Nó giúp cho môi trường ổn định hơn về nhiệt độ và các thành phần vi lượng khác.

=> Nên nuôi trong 1 hồ trung bình để dễ kiểm tra, theo dõi số lượng, hô 60 – 80 là tốt.
– Khi mới thả tép không nên để mực nước cao vì tép ong và một số loại tép cảnh khác có thể leo ra ngoài do thay đổi môi trường. Mình đã từng chứng kiến CRS leo lên khúc lũa, ra khỏi mặt nước khoảng 5 cm trước khi leo xuống hồ lại 

tank

tank-01
2/ Ánh sáng :
– Có rất nhiều sự lựa chọn cho hồ thủy sinh. Bạn có thể chọn bất cứ lọai nào thích hợp cho hồ, cho cây và dĩ nhiên là đủ sáng để bạn ngắm nhìn đàn tép. Nên chú ý việc tỏa nhiệt của đèn làm ảnh hưởng đến nhiệt độ hồ.

=> Vì chủ yếu là trồng rêu & dương xỉ nên dùng đèn nhẹ, tính ra khoảng 2l / W, bật khoảng 6-8h ngày.

3/ Sủi khí
– Nếu trồng cây thưa thớt, hồ có nhiều khả năng bị thiếu oxy do số lượng tép nhiều. Cần phải sủi khí để bổ sung oxy và tạo dòng chảy.

=> Khi cho sủi khí nên đặt cục sủi ở giữa hồ, tránh để sát góc hồ có thể khiến tép nhảy ra ngoài.

4/ Chất trải nền :
– Hiện nay có rất nhiều lọai được bán trên thị trường. Bạn phải chọn thật kỹ càng. 1 vài lọai chất nền nhả ít hoặc không nhả amoniac và nitrat trong quá trình set up và điều này sẽ giúp cho bạn thả tép sớm hơn và đỡ rủi ro hơn.

– 1 số sản phẩm :
ADA Amazonia

=> Mình dùng ADA để giữ PH ổn định ở mức 6.0 – 6.2. Hồ em thả tép sau khi set up 3 ngày. Tỉ lê chết không đáng kể. Nhưng con số này cũng phụ thuộc vào nguồn tép, nếu nguồn tép không khỏe thì việc thay đổi môi trường là rất rủi ro.

5/ Vật liệu lọc
– Lọc không chỉ giúp tạo dòng chảy mà còn thực hiện quá trình lọc sinh học giúp lọai bỏ chất thải độc hại. Hãy chắc rằng bạn đầu tư 1 cách đúng đắn vì chất lượng nước trong hồ. Việc sắp xếp hợp lý vật liệu lọc và tạo dòng chảy nước cho hiệu quả là rất quan trọng.

1 số sản phẩm được đang được dùng :

=> Mình hiện đang dùng lọc và vật liệu lọc của Eheim thấy rất tốt. Nếu các bạn dùng thêm các refill để tăng thể tích thùng lọc thì càng tốt hơn nữa. Tuy nhiên nên chú ý việc sẽ làm giảm công suất lọc.

6/ Thức ăn
– Có rất nhiều lọai thức ăn đặc biệt dành cho tép. Nhìn chung, thức ăn công nghiệp giúp cho việc phát triển, sinh sản cũng như lên màu. Có những lọai được phát triển đặc biệt để dành cho những mục đích khác nhau. Mặc dù dùng lọai thức ăn nào, bạn cũng nên nhớ lấy ra các thức ăn thừa để đảm bảo chất lượng nước.

1 số sản phẩm :

850x315

=> Do thức ăn là 1 trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất nên mình sẽ có 1 bài chuyên đề về thức ăn cho CRS và sẽ bàn sâu hơn.

7/ Các lọai chất làm tăng chất lượng nước
– Tép ong rất nhạy cảm với chất lượng nước, vì vậy, việc kiểm sóat chất lượng nước là điều rất quan trọng. Trong quá trình set up, việc dùng các sản phẩm vi sinh sẽ làm tăng hiệu quả của bộ lọc vi sinh. Những người nuôi nghiêm túc luôn kiểm tra chất lượng nước thường xuyên. Dùng sưởi hay máy làm lạnh tùy theo điều kiện môi trường để giữ nhiệt độ ổn định.

1 số sản phẩm:

=> Việc dùng các chất để tăng chất lượng nước, tăng vi sinh nên được đầu tư nhiều hơn. Rất nhiều người nuôi không chú ý lắm đến vấn đề này, họ chỉ quan tâm đến thức ăn, ăn sao cho mau lớn là được

8/ Khóang và các thành phần bổ sung :
– So với tự nhiên, nước trong hồ thường thiếu các khóang chất cần thiết. Do đó việc bổ sung khóang, vitamins và các yếu tố vi lượng sẽ giúp cho đàn tép phát triển tốt hơn.

1 số sản phẩm

=> Mình thường bổ sung vitamin và các loại khoáng bột, khoáng nước cùng lúc với thay nước định kỳ.

9/ Các vật dụng khác :
– Tùy theo sở thích mỗi người, các vật dụng này giúp cho nhiều việc trở nên đơn giản hơn đồng thời là chút gia vị thêm trong cuộc chơi CRS này

1 số sản phẩm

=> Mấy cái này có cũng được, không có cũng chả sao. Nhưng nhiều lúc dùng thấy hay hay

10/ Cây trồng :
– Cây trồng ngoài việc giúp cho việc ổn định môi trường nước, cung cấp oxy, hang hốc, chỗ trốn, thức ăn,… cho tép còn giúp cho người nuôi cảm thấy thư thái khi ngắm nhì, giúp cho không gian sống trở nên tươi mát, bình yên hơn

Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi

Các bạn có thể liên hệ mua thức ăn đặc biệt giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

tép cảnh Chocolate Shrimp – Tép Chocolate – Tép Sô cô la đen huyền bí cho hồ thủy sinh

Chocolate Shrimp
Chocolate Shrimp

Phân loại
Giới (Kingdom): Động vật (Animal)
Ngành (Phylum): Arthropoda
Phân ngành (Subpylum): Crustacea
Lớp (Class): Malacostraca
Bộ (Order): Decapoda
Phân bộ (Infraorder): Caridea
Tông (Family): Atyidae
Chi (Genus): Neocaridina
Loài (Species): Heteropoda
Tên gọi khác: Chocolate Shrimp Neocaridina heteropoda var. chocolate Neocaridina heteropoda var. chocolate Tép chocolate Tép Sô Cô La
Nguồn gốc: Đài Loan

Chỉ số hồ nuôi dưỡng tép
Độ PH: 6.2 – 8.0
Độ PH lý tưởng: 7.2
Nhiệt độ (độ C): 18 – 24
Nhiệt độ lý tưởng (độ C): 20
Độ cứng nước (dkh): 3 – 15
Kích cỡ tối đa (cm): 3
Độ cứng lý tưởng (dkh): 8
Vòng đời (năm): 2 – 3
Thai kỳ (ngày): 30
Thức ăn: Tạp

Mô tả
Tép Sô cô la – Tép Chocolate – Neocaridina heteropoda var. chocolate
Tên thường gọi: Chocolate shrimp, Tép Sô Cô La, Tép Chocolate, Tép Đen
Tên khoa học: Neocaridina heteropoda var. chocolate
Nguồn gốc: Đài Loan
Kích thước: Con đực 2 cm / Con cái 2.5 cm
Nhiệt độ: 18 – 28 °C or 64 – 82 °F
Độ pH: 6.5 – 7.5
Sinh sản: Nhanh
Tập tính: Hiền lành, không dữ
Độ khó: Dễ

Thông tin chung:
Đây là một trong những loại tép cảnh có màu sắc đặc biệt nhất. Màu đen của tép rất cố định và hầu như không bị mất màu hoặc nhạt màu khi chuyển bể, chuyển môi trường nước. Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của Tép Đen Chocolate và chứng tỏ màu sắc do bộ gen quy định chứ không phải do kỹ xảo lên màu cá vàng hoặc là ăn thức ăn biến đổi màu. Nên cho ăn các loại thức ăn như tảo, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SĐ4 (liên hệ: 0979.198.510 để mua) cho tép để giúp giữ màu và tăng độ màu và lớn nhanh sinh sản nhiều. Có những con lên được màu đen nhánh không khác gì King Kong. Nên bổ sung khoáng để vỏ tép cứng và có độ bóng sứ cao còn nếu bạn cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh thì không cần vì đã có sẵn trong thức ăn rồi.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Nguồn gốc và Phân loại tép cảnh Pinto Bee

Cách lai tạo tép pinto: Sử dụng những con tép ong Tibee (con lai của tép tiger với tép ong) đời F5, F6 rồi lai tạo với tép ong đài loan TWB (kingkong, panda, winred, Bluebolt) để cho ra được những con tép Pinto.

Mua tép cảnh ở đâu? Thực ra hoàn toàn bạn có thể lai tạo được chúng nếu như có đầy đủ nguồn gen tép ong cần thiết
Có rất nhiều sự nhầm lẫn và hiểu sai về sự khác nhau giữa Pinto Đài Loan và Pinto Đức. Hai loại này hoàn toàn hoàn toàn khác nhau. 1 con pinto Đức sẽ không phải là 1 con Pinto Đài loan và ngược lại. Tôi muốn chia sẻ sự khác biệt này và nguồn gốc của 2 dòng tép Pinto này.
Pinto được phân loại thành 2 loại khác nhau dưới tên gọi Pinto Đức và Pinto Đài Loan.

German Pinto
“Pinto Đức” được lai tạo ra vào khoảng năm 2011bởi một người nuôi ở Đức tên là  Astrid Webber.  Hai biến thể chủ yếu do  Astrid Webber lai tạo ra là :

1) Đen hoặc đỏ với sọc trắng từ đầu đến đuôi

2) Có chấm ở trên đầu ( Bông)

Những loài này nhanh chóng được phổ biến ở thị trường tép cảnh châu Á sau khi nó lần đầu tiên được mang đến Nhật, và sau đó là Đài Loan. Người nuôi Đài Loan nhanh chóng nắm lấy cơ hội và tiến hành lai tạo ồ ạt. Để định giá bán lẻ, những loại tép Pinto này được phân loại như sau.

* Zebra German Pinto
Loại tép này được phân loại theo số lượng sọc và khoảng cách các sọc trên lưng tép. Loại có 6 sọc đều trên lưng và không có chấm trên thân được xem là hoàn hảo nhất và có giá trị rất cao. Loại ít sọc hơn và không đều sẽ có giá rẻ hơn.


•Spotted head mosura German Pinto ( Pinto đầu bông)
Loại này được phân hạng đầu tiên ở nếu toàn thân không bị lem ( Clean white body). Bất kì chấm nào nào trên thân ( bị lem) đều bị coi là không hoàn hảo. Thứ đến là số lượng chấm trên đầu, con pinto tối đa 10 chấm được coi là hoàn hảo. Và cuối cùng là chấm trên đầu to như thế nào.

Như vậy, nếu bạn sở hữu 1 con pinto clean body, 10 chấm trên đầu và chấm to thì bạn đang sở hữu con tép pinto mắc nhất quả đất rồi đấy!

Một số tên gọi các kiểu chấm ở con tép Pinto Đức

Tính đến nay, những con tép này vẫn được gọi là Pinto Đức như một sự thể hiện sự tôn trọng đối với người đã lai tạo ra chúng cho dù chúng được nuôi nhiều ở Đài Loan. “Pinto Đức” mặc dù không ra thuần, tuy nhiên nó có thể ra giống đến 90% hình thể của các dòng Pinto Đức, nhưng ngay cả khi như vậy, hình thể của chúng cũng không thể ổn định( nghĩa là đời f1 có thể ra không giống với hình thể của bố mẹ). Và cũng không thể ra thuần đối với các dòng này vì bộ gen phức tạp được trao đổi chéo ở các thế hệ trước.

Taiwan Pinto
“Pinto Đài Loan” nổi lên vào năm 2012 sau cơn sốt của Pinto Đức. “Taiwan Pinto” bắt đầu được lai ra sau khi một số người nuôi tép có kinh nghiệm lai tạo ở Đài Loan nhìn thấy được sự thành công của “Pinto Đức”.  Kiểu hình khác biệt duy  nhất của Pinto Đài Loan là sọc vằn tiger trên thân tép.


Những con tép này đã trở nên phổ biến ở Nhật, và người Nhật gọi đó là con Nanacy (Nanashi) Pinto, phân hạng của dòng này đã nhanh chóng được nhận diện. Kiểu hình chính là có bao nhiêu sọc vằn tiger ở gần đuôi, càng nhiều sọc vằn, nó càng được coi là hoàn hảo, giá trị con tép càng cao. Những sọc đó phải được cách rời, và càng gần về phía đuôi. Thứ hai, những con tép này có chấm ở trên đầu, 1 con tép với rất nhiều chấm nhỏ ở trên đầu được gọi là con Galaxy Pinto ở Đài Loan.

Có một vài loài đột biến của Đài Loan Pinto khá phổ biến ở Nhật. Loài đột biến này  là Fishbone Pinto ( Xương cá) và Skunk Pinto ( Đầu sọc) là biến thể cao cấp hơn của Taiwan Pinto. Dần dần, các người nuôi tép đã bắt đầu tích hợp các kiểu hình khác nhau của Taiwan Pinto lên trên một cá thể. Tất cả các loại tép này được nhân giống ra chỉ với bộ gene của Pinto Đài Loan.

Skunk


Tóm lại, một con “German Pinto” sẽ không sinh ra kiểu hình của “Taiwan Pinto” và ngược lại. Với tất cả các dòng tép Pinto, chúng đều không thể ra dòng thuần ( có kiểu hình giống bố hoặc mẹ 100%). Kiểu hình ra giống bố hoặc mẹ chỉ là 85% và 15% ra các kiểu hình khác không có giá trị như Pinto.

Pinto ra thị trường có giá từ 50SGD đến 1000SGD tùy theo phân loại kiểu hình và màu sắc. 1 con “German Pinto” hay “Taiwan Pinto” được bán đều khác nhau về kiểu hình và không nhất thiết phải là xuất xứ từ Đức hay Đài Loan. Pinto Đức hay Pinto Đài Loan đơn thuần chỉ là tên gọi chung của dòng Pinto.

Ở Việt Nam, người nuôi cũng đã tiếp cận được nhiều với con Pinto và cũng khá nhiều người nuôi thành công nên giá có thể rẻ hơn, dao động từ 500.000 VNĐ – 3.500.000 VNĐ và cũng dựa vào phân hạng như trên để xác định giá cả.

Và nếu kiên trì lai tạo, một ngày nào đó các bạn sẽ có được những con Pinto đẹp và đắt giá.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Hướng dẫn chạy vi sinh đúng cách cho hồ tép cảnh và thủy sinh

Tất cả các bể tép đều phải được TẠO VI SINH trước khi thả tép để đảm bảo cho sự sống, bất kể là dung tích bể bao nhiêu, và chúng ta không thể làm được việc đó nếu không có 1 hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi. Và vấn đề của người chơi là không biết được rằng họ đang TẠO VI SINH CHO HỒ TÉP VÀ THỦY SINH đúng cách hay chưa và nó có thực sự hiệu quả không.

Nitrogen Cycle

Quá trình tuần hoàn Nitrogen

Hình trên mô tả hệ thống tuần hoàn Nitrogen, các bạn có thể nhìn thấy ammonia(NH4) được sản sinh ra từ phân cá tép và lá cây mục rữa, sau đó ammonia (NH3) được chuyển hóa thành thành Nitrit (NO2) bên trong hệ thống lọc của bạn và chuyển hóa thành Nitrat (NO3) bằng một số chủng vi sinh khác nhau. Và hãy nhớ rằng cây mục rữa, thức ăn thừa, xác động vật chết đều sản sinh ra NH3.

VẬY CHU TRÌNH TUẦN HOÀN VI SINH CYCLE LÀ GÌ?

Việc TẠO CHU TRÌNH VI SINH hồ tép, bể thủy sinh không phải là bạn đổ nước vào và chờ vài tuần. Việc tạo vi sinh đúng cách rất quan trọng, vì môi trường hồ là môi trường nước tù, nó khác xa với môi trường của các con tép trong tự nhiên. Trong môi trường thiên nhiên, con tép không bao giờ lo lắng ammonia hay Nitrit ( 2 chất độc hại gây chết tép ngay cho dù là hàm lượng thấp) vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tạo vi sinh cho hồ đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế việc tép chết không mong muốn và duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo.

Có 2 chủng vi sính chính trong chu trình chuyển hóa Ni tơ là Nitrosomonas , có nhiệm vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chủng vi khuẩn khác như Nitrobacter có nhiệm vụ ôxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc biến đổi nitrit thành nitrat là một quá trình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit hay quá dư thừa sẽ gây ngộ độc cho tép dẫn đến hiện tượng tép chết lai rai.

Họ vi khuẩn Nitrosomonas

Bộ lọc chính là trái tim của hồ nuôi, không có nó tép sẽ chết. Và để phát triển vi sinh, bạn cần phải sử dụng đúng những loại vật liệu lọc cần thiết, là giá thể cho các chủng vi sinh sống và phát triển. Trong môi trường thiếu oxy các vi khuẩn khử nitrat sẽ tách oxy từ nitrat cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.

Lọc ngoài Eheim pro 3E 2078 và các tầng vật liệu lọc bên trong của nó

Sự có mặt của oxy có thể gây ức chế quá trình khử nitrat. Chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa Ni tơ là hết sức quan trọng đối với hồ tép. Ở đây, 2 loại vật liệu lọc mà tôi đã dùng quen và cảm thấy ưng ý là Eheim Subtrast ProSeachem Matrix, đơn giản là vì 2 loại vật liệu này có những bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kị khí.

Tất nhiên, các loại vật liệu lọc khác đáp ứng được nhu cầu làm giá thể vi sinh cũng không phải là lựa chọn tồi. Một vấn đề nữa, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triền mạnh, vì vậy hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc. Kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới được gọi là QUÁ TRÌNH TUẦN HOÀN CYCLE.

Một hồ đang chạy vi sinh

Khi tép ăn và thải phân, Ammonia ( NH3,NH4) sẽ sản sinh, trong một bể tép được cycle đúng cách, các chủng vi sinh Nitrat hóa sẽ hoạt động mạnh và chuyển hóa NH3 thành NO2 và sau đó chuyển hóa tiếp thành NO3 và sẽ được khử bởi các vi sinh kị khí hoặc trở thành phân bón cho cây trồng trong hồ nuôi.

LÀM SAO ĐỂ TẠO CHU TRÌNH TUẦN HOÀN NITRO ĐÚNG CÁCH?

Với những vấn đề đã được nêu ở trên, tôi hy vọng sẽ giúp được các bạn hiểu đúng về khởi tạo vi sinh. Như vậy muốn bắt đầu khởi tạo hệ vi sinh, chúng ta phải tạo ra NH3 trong 1 hồ nước mới! Không có NH3, chu kì khởi tạo vi sinh sẽ bị khiếm khuyết. Sau khi set hồ, bằng mọi cách hãy tạo ra Ammonia 1 cách nhanh nhất có thể bằng cách bỏ thức ăn có nguồn gốc động vật, lá cây mục rữa hoặc thả cá thuộc dạng ị nhiều hoặc dễ chết. Đừng lo lắng là nước hồ của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước hồ. Sủi oxy mạnh, vì điều đó sẽ kích thích vi sinh hiếu khí phát triển, bạn cũng có thể châm thêm nước đen (Black waters) để kích thích hệ vi sinh phát triển nhanh hơn.

Bộ test nước là hóa chất có hiển thị bằng màu nên rất chuẩn

Hãy kiểm tra bằng các bộ test nồng độ NH4/NH3 để biết được hồ mình “dơ” đến cỡ nào.Sau khi hồ đã có NH3, chúng ta có thể bổ sung vi sinh( nếu trong quá trình set hồ bạn không châm vi sinh), và dùng bộ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá trình cycle đến đâu. Trong suốt quá trình cycle, nếu bạn là 1 người mới, bạn phải thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu này. Đến khi nào các chỉ tiêu đều ở mức đẹp nhất ( về 0), quá trình CYCLE kết thúc và cũng đừng chủ quan nếu như đo các thông số Nitro đều thấp, có thể bạn đang bị thiếu sót ở 1 chu trình nào đó, hãy đo nó trong vài ngày liên tiếp trước khi thả tép. Kết thúc quá trình cycle, hồ của bạn sẽ hình thành cái gọi là Bacter Layer ( Màng vi sinh), bạn không cần phải thay nước vì nước của bạn đã thực sự “sạch” lắm rồi!

Hãy bắt đầu nuôi tép với việc tạo vi sinh đúng cách nhé.

—————

[Hướng dẫn] Xóa vết trầy xước trên kính của bể tép kiểng

Trong quá trình di chuyển, sử dụng bể cá không thể tránh khỏi những trục trặc nhỏ, gây nên những vết trầy xước nhỏ cho bể cá, bể tép cảnh, bể thủy sinh của bạn. Tuy chỉ là một vết xước nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ của bể cá, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thú chơi của chúng ta. Nhất là với người chơi thủy sinh hoặc người nuôi tép cảnh, không thể chịu được dù là vết xước nhỏ.

Hình ảnh vết trầy xước

Cách xử lý sau đây có thể giúp các bạn khắc phục được những vết xước có độ sâu trung bình và nông. Với những vết xước quá sâu khi xử lý có thể không đảm bảo an toàn hoặc làm cong mặt kính gây mất thẩm mỹ.

Hình ảnh xử lý kính bể cá bị trầy xước

Hình ảnh phớt đánh bóng kính

1. Tháo nước bể tép, di chuyển cá và tép ra bể chứa phụ để dễ dàng thao tác nếu vết xước ở phía trong của bể tép. Đối với những vết xước ở phía ngoài bể. Có thể xử lý mà không cần di chuyển cá hoặc tép cảnh.

2. Chuẩn bị máy mài tay, phớt đánh bóng kính (mua ở phố Thuốc Bắc ), bột Oxit Cerium (Bột thường được thợ kim hoàn sử dụng để đánh bóng sản phẩm)

3. Trộn bột oxit Cerium với nước theo tỷ lệ 1:4 tạo thành một hỗn hợp đánh bóng.

4. Lắp phớt đánh bóng vào máy mài tay, bôi hỗn hợp đánh bóng Oxit Cerium lên phớt đánh bóng kính.

5. Chạy máy mài và đưa nhẹ lên vết trầy xước của bể cá, bể thủy sinh, bể tép cảnh. Tránh dùng lực quá nhiều có thể ảnh hưởng tới bể, thậm chí gây vỡ bể. Mài tới khi nào các vết trầy xước biến mất thì thôi. Bổ sung thêm hỗn hợp đánh bóng nếu cần thiết.

6. Dùng khăn ẩm lau sạch phần bột Oxit Cerium dính trên bể mặt kính.

Trân Trọng

Nguyễn Tiến Dũng

Nguồn: Ca canh Thai Hoa

Hướng dẫn kinh nghiệm nuôi một số loại tép cảnh tại Việt Nam

Dòng tép dành cho những người mới bắt đầu (các loại tép màu Chi giống  Neocaridina Shrimp) 1.Tép đỏ, tép RC, Red cherry, tép anh đào, tép Sakura: dễ nuôi, nuôi trong chậu kiểng cũng sống và đẻ nhiều và nhanh nếu thích nghi nước. Muốn đỏ đẹp thì cho ăn lá dâu và nuôi bằng chất nền màu đen, không cần thêm khoáng vì khoáng trong nguồn nước là đủ. Không cần quạt nếu dưới 30 độ 2. Tép vàng, tép vàng sọc neon: Dễ nuôi như tép RC, không nên nuôi nền trộn vì 1 thời gian tép sẽ chết lai rai. Tốt nhất nên sử dụng nền chuyên chơi tép (cũ cũng được) là lựa chọn của mình. Có sủi khí oxy tép sẽ khoẻ hơn, châm thêm khoáng cho tép lột vỏ, nếu thiếu khoáng sẽ die từ từ. Nhiệt độ thích hợp phải từ 28 trở xuống mới nhanh ôm trứng . Một số con khi cho ăn lá dâu thì có thể chuyển qua xanh lá. 3. Tép Rili (các loại màu):  Rất dễ nên nuôi nền công nghiệp, cũ cũng được. Không cần châm thêm khoáng, nuôi giống các loại trên. 4. Tép cam Sakura: Dễ nuôi giống như tép vàng, cho ăn lá dâu màu sẽ đẹp. 5. Tép  Pumpkin bí đỏ, bí xanh, bí vàng… Là loại tép được đột biến từ con tép vàng và con xanh dương. Rất đẹp, nuôi gống như các loại trên.

6. Tép xanh dương (có người gọi là tép Blue pearl). Nuôi như tép  RC lên màu đẹp hay ko là tuỳ vào chế độ ăn. Mới đem về sẽ chưa thấy được vẻ đẹp của loài này. muốn màu đẹp thì cho ăn lá dâu,cà rốt,dưa leo… Các loại tép như: Chocolate, Aura Blue, Snowball,… cũng có cách nuôi tương tự. Dòng tép cao cấp dành cho những người chơi chuyên nghiệp (các loại tép thuộc chi giống Cardinia Shrimp )

6. Tép ong đỏ: Nên sử dụng các nền chuyên dụng đã ổn định để giảm bớt dinh dưỡng và Nitrat trong bể  như ADA cũ, Gex cũ, Benibachi cũ, vật liệu lọc chỉ có bông lọc, nếu đầu tư thì sử dụng các vật liệu lọc cao cấp như gốm lọc, bio…, Nhiệt độ là quan trọng nhất từ 23 đến 24 tép sẽ ôm trứng nhiều . Muốn tép màu đẹp thì cho ăn lá dâu và châm khoáng đều. Quan trọng nhất là đảm bảo môi trường nước ổn định PH 5,5-7,5, TDS 120-250. Nước nên giàu oxi (có thể bổ sung lọc sủi bio trong bể), nền phải thoáng

7. Tép Ong đen: nuôi y hệt ong đỏ ,khó đẻ hơn ong đỏ, nhưng sống dai hơn.

8. Các loại đột biến khác của tép ong: Nuôi như tép ong nhưng đảm bảo chất lượng nước đảm bảo ổn định cao, tránh cho tay vào hồ gây động nền,…

9. Các loại tép  Sulawesi: Yêu cầu nước ổn định giống tép ong, nên nuôi thành đàn lớn vì tép rất hay trốn. Tép chỉ thích ăn các loại thức ăn bám sẵn trong hồ như tảo, rêu… độ khoáng từ 250 đến ngoài 300. PH phải hơn 8. Nhiệt độ bình thường, ở miền Bắc thì mùa đông phải có sưởi  để nhiệt độ ổn định trên 26 độ.

10. Tép  Blue tiger và Tiger các loại: Nuôi gần giống tép vàng, nhưng cần nhiều Oxy hơn, nên bắt buộc phải xục khí Oxy liên tục tép mới khoẻ và ít chết, cái quan trong nữa là nhiệt độ phải dưới 28. và trên 25.

11. Tép ong huế nuôi giống Blue tiger vì mình nuôi 2 loại chung mà. Muốn mau sinh sản thì nuôi nhiệt độ giống tép ong. bạn sẽ khó phân biệt đc ong huế f3 với ong đen nếu so sánh màu trắng của nó.   Thức ăn chung: Thức ăn chính: thức ăn dành cho tép cảnh (có thành phần đạm động vật) Thức ăn bổ trợ: viên tảo, cà rốt,dưa leo, lá dâu…..lâu lâu bổ sung rêu hại. Muốn mau lớn thì cho ăn nhiều, nhưng ăn xong thì hút ra chứ ko sẽ bị sán và ô nhiễm nước. 1 tuần thay 10% nước, thay bằng nước máy trực tiếp (nếu nguồn nước không bị ô nhiễm) * Nếu bể bị dính nhang muỗi,thuốc xịt muỗi, tép bị ngộ độc sẽ có hiện tượng chạy vòng vòng,chui vào 1 góc, bơi lên rồi rơi xuống.ngay lập tức xục khí oxy và thay nước liên tục (thay 80% nước bể và từ từ) và châm vi sinh giải độc.

Tép Ong (Bee Shrimp) – Vẻ đẹp từ thiên nhiên đến bể thủy sinh

Ít ai biết rằng những con tép ong đỏ (Crystal red shrimp/Red bee shrimp) là loài tép thuộc chi Caridina xuất xứ từ các con suối ở miền nam Trung Quốc (xem thêm).

beeshrimp
Vào năm 1991, ông Hisayasu Suzuki một người chơi cá cảnh và thủy sinh  ở Aichi, Nhật Bản bắt đầu có và lai tạo những tép ong đen bắt được từ thiên nhiên.
hummelgarnele3
Từ năm 1993, ông phát hiện thấy một con tép màu đỏ trong bầy hàng ngàn con và quan tâm đến nó. Con tép đầu tiên bị chết nhưng trong ba bầy tép sau đó, ông tìm ra 3 con tép ong đỏ trong số hàng ngàn con mà mình lai tạo.  6 năm sau, trong tay ông Suzuki đã có hơn 8000 con tép CRS. Trong khoảng thời gian này, Ông Suziki quan sát thấy tép CRS có 2 màu đỏ và trong suốt đan xen nhau trên thân. Đó là lý do ông đặt tên tép này là CRS (Crystal Red Shrimp – Tép Pha Lê Đỏ)

40red
Vào năm 1996, ông đặt tên cho dòng tép ong đỏ đột biến từ tép ong đen bình thường này là “Crystal Red” và đăng ký bằng sáng chế. Kể từ đó, tép ong đỏ được tinh tuyển bởi vị “sư tổ” và các nhà lai tạo khác để tạo ra những cá thể có nhiều màu trắng và đỏ hơn. Tính ra đến năm 1996, ông đã tiêu hết 8 triệu yên (khoảng 80.000 USD)  để phát triển phương pháp lai tạo tép ong trong vòng gần 6 năm của mình.

suzuki-onsitu2
Ông Suzuki có hồ nuôi và phối giống tép Red Bee Shrimp hơn 10 hồ ở sau nhà. Ngày nào cũng vậy như thối quen, ông phải cẩn thận ngồi tìm kiếm và chọn lọc con tép Red Bee để làm giống nếu không cẩn thận trong việc này thì sẽ dẫn đến tình trạng tép con thế hệ sau đổi mầu thành mầu nâu.

suzuki

Tép Ong đỏ (Red Bee) là tép lai tạo theo kiểu Inbreed(đồng huyết). Chỉ nhân giống kiểu này sẽ không đủ để có tép Red Bee đẹp như hiện nay. Do đó việc chọn lọc tép giống tốt là khởi đầu của sự thành công. Những tép giống không được chọn lọc kỹ, đồng huyết sẽ cho ra đời nhưng tép con có mầu không đẹp, khuyết tật và tuổi thọ ngắn.
So với các loài tép khác như tép đỏ, tép vàng, tép cam… thì tép ong đỏ cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện nước vì được lai cận huyết quá sâu.
maxresdefault
Trên thực tế, toàn bộ tép ong đỏ trên thế giới đều có chung nguồn gốc từ ba con tép ong đỏ đầu tiên của Hisayasu Suzuki. Do đó, duy trì môi trường thích hợp là điều quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng và lai tạo tép ong:
– Nước sạch (không có ammonia/nitrite), pH trung hòa đến hơi a-xít (6.2 – 6.8) và nhiệt độ từ 22 đến 28 độ C.
Tép ong đỏ tương đối nhỏ, cá thể trưởng thành đạt khoảng 2.5 cm. Có lẽ chúng không tiêu thụ nhiều tảo mà chỉ chuộng rêu mềm, thức ăn tấm và rau. Tép ong đỏ tuy rất hoạt động nhưng hiền hòa với các loài cùng hồ. Tuổi thọ trung bình từ 1.5 đến 2 năm, rất khó phân biệt giới tính, đặc biệt là khi tép còn non.
Tép trưởng thành ở độ tuổi từ 4.5 đến 5 tháng với kích thước tối thiểu khoảng 2.2 cm và bắt đầu sinh sản. Tép ong đỏ có thể lai xa với tép ong đen cũng như các loài tép khác thuộc chi Caridina, vì vậy không nên nuôi chúng chung một hồ.
suzuki
Sau cùng, ông Hisayasu Suzuki còn là chủ một tiệm sushi ở Aichi, Nhật Bản. Màu đỏ ở tép ong đỏ là màu đỏ thực sự, giống như màu đỏ au ở những con tép luộc đặt trên món cơm sushi. Đấy là lý do mà tép ong đỏ được hâm mộ ở khắp nơi trên thế giới.
Ở Nhật Bản,thời gian đầu khi tép Red Bee xuất hiện giá bán 1 con tép Red Bee khoảng 2.000 yên và giá này khá cao nêu so với con tép bé xíu xiu nhưng cũng có nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra để được sở hữu chú tép con dễ thương này cho dù là phải tốn kém chi phí để chăm sóc nó nhiều như thế nào đi chăng nữa.
Hiện nay tép Red Bee Shrimp đã và đang trở thành thú cưng số 1 của giới chơi cá và hồ thủy sinh.