Tag Archives: thuy sinh

Kinh nghiệm sử dụng lọc Atman cho bể tép

Anh em chơi lọc ngoài dành cho bể thủy sinh, tép cảnh… tuy đã biết đến dòng lọc Atman nhưng cũng có thể chưa biết hết tính năng của nó. Máy lọc Atman thông dụng có 2 loại Là DF và EF:
EF thì chỉ có bơm hút, mồi tay (ví dụ: bằng mồm 😀), áp lực nước. Dòng này tuy cũ nhưng bền về máy móc hơn nhiều so với các anh em dùng DF.
DF thì có cái hỗ trợ mồi. DF là dòng mới của atman với các tính năng vượt trội hơn thằng đàn anh của nó…tiết kiệm điện hơn. Còn có các đặt điểm như van in – out có thể đưa ra đưa vô như eheim , ngăn chứa vật liệu lớn hơn…

Một mẫu lọc dòng DF
Một mẫu lọc DF700 – lọc dòng DF, thế hệ lọc mới của Atman dùng cho các bể thủy sinh, cá cảnh, tép cánh…

Đều theo nguyên tắc nước vào in, lọc qua các ngăn rồi máy bơm hút trả lại bể. Sau 3-6 tháng các bạn nên vệ sinh lọc để tránh tắc dễ cháy máy vì trái tim của cái máy này là cái bơm: Máy bơm được gắn hoàn toàn vào nắp máy nếu bơm chết thì chỉ vứt đi.

Một mẫu lọc Atman EF4
Một mẫu lọc Atman EF4

Nếu hỏng cánh quạt thì bạn có thể kiếm cái thay (cùng loại: cùng loại máy, cùng độ dài trục roto, cùng đường kính cánh quạt) ví dụ : với EF4 cùng cánh quạt với bơm AT306, jebo ….
Ngoài ra EF và DF còn hay bị hỏng 2 cái van nhựa đầu ra vào nên các bạn cẩn thận khi dùng nhé…

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh. Thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh … các chế phẩm của thuysinh NB tại Hà Nội.

Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam.
Liên Hệ: 0979.198.510 (a.Hưng)

tép cảnh Chocolate Shrimp – Tép Chocolate – Tép Sô cô la đen huyền bí cho hồ thủy sinh

Chocolate Shrimp
Chocolate Shrimp

Phân loại
Giới (Kingdom): Động vật (Animal)
Ngành (Phylum): Arthropoda
Phân ngành (Subpylum): Crustacea
Lớp (Class): Malacostraca
Bộ (Order): Decapoda
Phân bộ (Infraorder): Caridea
Tông (Family): Atyidae
Chi (Genus): Neocaridina
Loài (Species): Heteropoda
Tên gọi khác: Chocolate Shrimp Neocaridina heteropoda var. chocolate Neocaridina heteropoda var. chocolate Tép chocolate Tép Sô Cô La
Nguồn gốc: Đài Loan

Chỉ số hồ nuôi dưỡng tép
Độ PH: 6.2 – 8.0
Độ PH lý tưởng: 7.2
Nhiệt độ (độ C): 18 – 24
Nhiệt độ lý tưởng (độ C): 20
Độ cứng nước (dkh): 3 – 15
Kích cỡ tối đa (cm): 3
Độ cứng lý tưởng (dkh): 8
Vòng đời (năm): 2 – 3
Thai kỳ (ngày): 30
Thức ăn: Tạp

Mô tả
Tép Sô cô la – Tép Chocolate – Neocaridina heteropoda var. chocolate
Tên thường gọi: Chocolate shrimp, Tép Sô Cô La, Tép Chocolate, Tép Đen
Tên khoa học: Neocaridina heteropoda var. chocolate
Nguồn gốc: Đài Loan
Kích thước: Con đực 2 cm / Con cái 2.5 cm
Nhiệt độ: 18 – 28 °C or 64 – 82 °F
Độ pH: 6.5 – 7.5
Sinh sản: Nhanh
Tập tính: Hiền lành, không dữ
Độ khó: Dễ

Thông tin chung:
Đây là một trong những loại tép cảnh có màu sắc đặc biệt nhất. Màu đen của tép rất cố định và hầu như không bị mất màu hoặc nhạt màu khi chuyển bể, chuyển môi trường nước. Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của Tép Đen Chocolate và chứng tỏ màu sắc do bộ gen quy định chứ không phải do kỹ xảo lên màu cá vàng hoặc là ăn thức ăn biến đổi màu. Nên cho ăn các loại thức ăn như tảo, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SĐ4 (liên hệ: 0979.198.510 để mua) cho tép để giúp giữ màu và tăng độ màu và lớn nhanh sinh sản nhiều. Có những con lên được màu đen nhánh không khác gì King Kong. Nên bổ sung khoáng để vỏ tép cứng và có độ bóng sứ cao còn nếu bạn cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh thì không cần vì đã có sẵn trong thức ăn rồi.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Hướng dẫn phòng và trị bệnh cho tép cảnh

Xuất hiện tại Việt Nam hàng chục năm, nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi tép cảnh mới trở thành “mốt” trong giới sinh vật cảnh tại Hà Nội và TP.HCMBên cạnh những chú cá cảnh đáng yêu, bạn có thể bổ sung vào bể cá nhà mình loài tép cảnh sẽ thêm phần sinh động.  Dưới đây là một số bệnh và cách trị bệnh cho tép cảnh thường gặp.

tép
Tép Blue Bolt

1. Bệnh thiếu khoáng:

Biểu hiện: tép bị hở cổ, không thấy lột vỏ, chết do không lột được vỏ… nếu dùng bút đo TDS thì chỉ số thấp hơn mức cho phép.

Khắc phục: bổ sung khoáng nước hoặc khoáng bột để khắc phục. Hạn chế cho ăn thức ăn giàu đạm (dẫn đến việc tép lớn nhanh không kịp đủ khoáng cung cấp cho vỏ) có thể thay thế bằng cách cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 để bổ sung tốt hơn.

2. Bệnh mềm vỏ:

Biểu hiện: tép chết do vỏ mềm không lột được, khi tép mới chết vớt ra ta thấy vỏ mềm nhũn hoặc chết do mới lột vỏ mà vỏ không cứng nhanh được khiến đồng loại bu vào cắn làm bị thương và chết.

Khắc phục: Dùng khoáng có chứa canxi-sodium hoặc cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 sẽ khắc phục nhanh chóng hiện tượng này.

3. Bệnh đen mang:

Biểu hiện: tép bị đen, tép thụ động, không thèm ăn và thường trốn trong góc, biểu hiện mệt mỏi.

Khắc phục: thêm nước đen, vitamin và tăng lượng khoáng hơn 40% số lượng khoáng định kì. Nước đen giúp sát khuẩn, vitamin nâng sức đề kháng còn khoáng giúp tép lột vỏ và loại trừ màng đen.

4. Tép chết lai rai:

Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân khiến tép chết lai rai, ta phải xác định được nguyên nhân thì mới có thể chữa hết. Phổ biến nhất là nồng độ NO3 trong nước cao do chất thải của tép.

Khắc phục: Khử độc NO3 xuống dưới 25 sau đó kết hợp thay nước hàng tuần và khử NO3 định kì.

5. Tép ngừng sinh sản:

Nguyên nhân: Chất lượng nước không tốt ảnh hưởng đến quá trình ôm trứng của tép. Do nồng độ NO3 cao. Do các hóa chất có trong thuốc diệt sán, thủy tức…

Khắc phục: Tìm chính xác nguyên nhân rồi chữa trị đúng cách.  Nếu trong bể quá nhiều tép cái thì cần bổ sung tép đực, nên cho ăn thức ăn dành riêng cho tép để trong đàn lớn đều tránh tình trạng chậm phát triển trong đàn.
Nếu bể tép sử dụng thuốc diệt sán của Benibachi thì do ảnh hưởng của tép có thể bị chậm sinh sản từ 1,5-2 tháng do ảnh hưởng của thuốc để khắc phục các bạn có thể dùng thuốc diệt sán của ThuysinhNB (hàng Việt Nam chất lượng cao, an toàn cho tép và hồ thủy sinh)

[Bạn có biết] Người ta đã chụp ảnh tép cảnh như thế nào?!

 

Rất nhiều bạn đã hỏi Tép Cảnh là tại sao những chú tép mình mua ở các shop, tiệm bán về lại không đẹp như trong hình, không được đẹp như ảnh? Màu sắc không được rực rỡ…
Hãy cùng Tép Cảnh khám phá một studio của anh chàng đam mê tép cảnh người Thụy Điển Arek Karlsson đã đầu tư hẳn một studio nho nhỏ để chụp cho những chú tép của mình nhé.

Một studio nho nhỏ của Arek Karlsson bao gồm:

– Máy ảnh chuyên nghiệp (DLSR), trong hình là Canon EOS 7D + Ống kính (lens) Tamron hỗ trợ lấy nét tốt hơn.
– Một chiếc box nhỏ 10x10cm (hoặc 15×15) để làm sân khấu trình diễn của những chú tép, được che kín các mặt (trừ chỗ chụp). Box được gắn với đế để chống rung động.

– Đèn flash được chế lại gắn vào trên nóc bể đánh hắt xuống.

– Dàn đèn led phía trước để đánh tạo màu

Chân dài tép ong Shadow Panda tiền triệu @.@!

Chân dài PRL Morusa của anh chàng người Thụy Điển


OEBT – Orange eyes blue tiger: Chân dài nổi đình nổi đám cái tên Hổ xanh mắt cam.

Có thể nói ánh sáng là rất quan trọng trong việc chụp tép và ngắm tép, dưới ánh sáng yếu lạnh màu tép Shadow Red có vẻ nhạt hơn nhỉ?


Thử với chút ánh sáng ấm xem nào? Màu đỏ có vẻ đúng chất “Shadow” rồi đấy. Có lẽ màu sáng ấm hợp với các tép có màu ấm như: đỏ, vàng, cam… nhưng với tép ong thì làm phần sứ sẽ hơi ám vàng không muốt nữa.
Tổng kết lại là: do mắt chúng ta và túi tiền đầu tư đèn thôi
.

Nhưng với các dòng tép có màu lạnh hoặc đen: như Aura Blue, Black Chocolate, Golden Bolt, Blue Bolt, … thì ngược lại, chúng sẽ tươi tắn hơn nhiều

Bố cục sân khấu đơn giản là cát trắng vài tấm lá mục một ít sỏi tối màu, nước là lấy từ hồ của bể tép đấy.
Cũng không thể thiếu thức ăn nếu chụp bữa yến tiệc hấp dẫn này của các chân dài.

Một chú tép Rili vàng đang ngẩn ngơ.

Photo by: Arek Karlsson

Thanks,

[Hướng dẫn] Xóa vết trầy xước trên kính của bể tép kiểng

Trong quá trình di chuyển, sử dụng bể cá không thể tránh khỏi những trục trặc nhỏ, gây nên những vết trầy xước nhỏ cho bể cá, bể tép cảnh, bể thủy sinh của bạn. Tuy chỉ là một vết xước nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ của bể cá, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thú chơi của chúng ta. Nhất là với người chơi thủy sinh hoặc người nuôi tép cảnh, không thể chịu được dù là vết xước nhỏ.

Hình ảnh vết trầy xước

Cách xử lý sau đây có thể giúp các bạn khắc phục được những vết xước có độ sâu trung bình và nông. Với những vết xước quá sâu khi xử lý có thể không đảm bảo an toàn hoặc làm cong mặt kính gây mất thẩm mỹ.

Hình ảnh xử lý kính bể cá bị trầy xước

Hình ảnh phớt đánh bóng kính

1. Tháo nước bể tép, di chuyển cá và tép ra bể chứa phụ để dễ dàng thao tác nếu vết xước ở phía trong của bể tép. Đối với những vết xước ở phía ngoài bể. Có thể xử lý mà không cần di chuyển cá hoặc tép cảnh.

2. Chuẩn bị máy mài tay, phớt đánh bóng kính (mua ở phố Thuốc Bắc ), bột Oxit Cerium (Bột thường được thợ kim hoàn sử dụng để đánh bóng sản phẩm)

3. Trộn bột oxit Cerium với nước theo tỷ lệ 1:4 tạo thành một hỗn hợp đánh bóng.

4. Lắp phớt đánh bóng vào máy mài tay, bôi hỗn hợp đánh bóng Oxit Cerium lên phớt đánh bóng kính.

5. Chạy máy mài và đưa nhẹ lên vết trầy xước của bể cá, bể thủy sinh, bể tép cảnh. Tránh dùng lực quá nhiều có thể ảnh hưởng tới bể, thậm chí gây vỡ bể. Mài tới khi nào các vết trầy xước biến mất thì thôi. Bổ sung thêm hỗn hợp đánh bóng nếu cần thiết.

6. Dùng khăn ẩm lau sạch phần bột Oxit Cerium dính trên bể mặt kính.

Trân Trọng

Nguyễn Tiến Dũng

Nguồn: Ca canh Thai Hoa

Hướng dẫn kinh nghiệm nuôi một số loại tép cảnh tại Việt Nam

Dòng tép dành cho những người mới bắt đầu (các loại tép màu Chi giống  Neocaridina Shrimp) 1.Tép đỏ, tép RC, Red cherry, tép anh đào, tép Sakura: dễ nuôi, nuôi trong chậu kiểng cũng sống và đẻ nhiều và nhanh nếu thích nghi nước. Muốn đỏ đẹp thì cho ăn lá dâu và nuôi bằng chất nền màu đen, không cần thêm khoáng vì khoáng trong nguồn nước là đủ. Không cần quạt nếu dưới 30 độ 2. Tép vàng, tép vàng sọc neon: Dễ nuôi như tép RC, không nên nuôi nền trộn vì 1 thời gian tép sẽ chết lai rai. Tốt nhất nên sử dụng nền chuyên chơi tép (cũ cũng được) là lựa chọn của mình. Có sủi khí oxy tép sẽ khoẻ hơn, châm thêm khoáng cho tép lột vỏ, nếu thiếu khoáng sẽ die từ từ. Nhiệt độ thích hợp phải từ 28 trở xuống mới nhanh ôm trứng . Một số con khi cho ăn lá dâu thì có thể chuyển qua xanh lá. 3. Tép Rili (các loại màu):  Rất dễ nên nuôi nền công nghiệp, cũ cũng được. Không cần châm thêm khoáng, nuôi giống các loại trên. 4. Tép cam Sakura: Dễ nuôi giống như tép vàng, cho ăn lá dâu màu sẽ đẹp. 5. Tép  Pumpkin bí đỏ, bí xanh, bí vàng… Là loại tép được đột biến từ con tép vàng và con xanh dương. Rất đẹp, nuôi gống như các loại trên.

6. Tép xanh dương (có người gọi là tép Blue pearl). Nuôi như tép  RC lên màu đẹp hay ko là tuỳ vào chế độ ăn. Mới đem về sẽ chưa thấy được vẻ đẹp của loài này. muốn màu đẹp thì cho ăn lá dâu,cà rốt,dưa leo… Các loại tép như: Chocolate, Aura Blue, Snowball,… cũng có cách nuôi tương tự. Dòng tép cao cấp dành cho những người chơi chuyên nghiệp (các loại tép thuộc chi giống Cardinia Shrimp )

6. Tép ong đỏ: Nên sử dụng các nền chuyên dụng đã ổn định để giảm bớt dinh dưỡng và Nitrat trong bể  như ADA cũ, Gex cũ, Benibachi cũ, vật liệu lọc chỉ có bông lọc, nếu đầu tư thì sử dụng các vật liệu lọc cao cấp như gốm lọc, bio…, Nhiệt độ là quan trọng nhất từ 23 đến 24 tép sẽ ôm trứng nhiều . Muốn tép màu đẹp thì cho ăn lá dâu và châm khoáng đều. Quan trọng nhất là đảm bảo môi trường nước ổn định PH 5,5-7,5, TDS 120-250. Nước nên giàu oxi (có thể bổ sung lọc sủi bio trong bể), nền phải thoáng

7. Tép Ong đen: nuôi y hệt ong đỏ ,khó đẻ hơn ong đỏ, nhưng sống dai hơn.

8. Các loại đột biến khác của tép ong: Nuôi như tép ong nhưng đảm bảo chất lượng nước đảm bảo ổn định cao, tránh cho tay vào hồ gây động nền,…

9. Các loại tép  Sulawesi: Yêu cầu nước ổn định giống tép ong, nên nuôi thành đàn lớn vì tép rất hay trốn. Tép chỉ thích ăn các loại thức ăn bám sẵn trong hồ như tảo, rêu… độ khoáng từ 250 đến ngoài 300. PH phải hơn 8. Nhiệt độ bình thường, ở miền Bắc thì mùa đông phải có sưởi  để nhiệt độ ổn định trên 26 độ.

10. Tép  Blue tiger và Tiger các loại: Nuôi gần giống tép vàng, nhưng cần nhiều Oxy hơn, nên bắt buộc phải xục khí Oxy liên tục tép mới khoẻ và ít chết, cái quan trong nữa là nhiệt độ phải dưới 28. và trên 25.

11. Tép ong huế nuôi giống Blue tiger vì mình nuôi 2 loại chung mà. Muốn mau sinh sản thì nuôi nhiệt độ giống tép ong. bạn sẽ khó phân biệt đc ong huế f3 với ong đen nếu so sánh màu trắng của nó.   Thức ăn chung: Thức ăn chính: thức ăn dành cho tép cảnh (có thành phần đạm động vật) Thức ăn bổ trợ: viên tảo, cà rốt,dưa leo, lá dâu…..lâu lâu bổ sung rêu hại. Muốn mau lớn thì cho ăn nhiều, nhưng ăn xong thì hút ra chứ ko sẽ bị sán và ô nhiễm nước. 1 tuần thay 10% nước, thay bằng nước máy trực tiếp (nếu nguồn nước không bị ô nhiễm) * Nếu bể bị dính nhang muỗi,thuốc xịt muỗi, tép bị ngộ độc sẽ có hiện tượng chạy vòng vòng,chui vào 1 góc, bơi lên rồi rơi xuống.ngay lập tức xục khí oxy và thay nước liên tục (thay 80% nước bể và từ từ) và châm vi sinh giải độc.

Độc đáo thú chơi tép cảnh ở Việt Nam và trên thế giới – P1

Tép có nhiều… “động tác” hơn… cá. Nó không chỉ biết bơi mà còn có thể bò, đậu trên những nhành cây, cọng rêu, tranh ăn với nhau… trông rất ngộ nghĩnh.

Thực tế, dạo qua những chợ thủy sinh lớn ở Hà Nội như Hàng Đậu, chợ Bưởi, chợ Mơ… không hề thấy một cửa hàng nào bán tép cảnh.

Còn phố Nguyễn Thông, Lý Chính Thắng, Bà Huyện Thanh Quan, Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở TP. Hồ Chí Minh thì may ra có 1, 2 hàng.

Vì sao vậy?

Đàn tép ong thuần huyết PRL có giá trị lên đến hàng ngàn USD (các con non sinh ra sẽ chỉ là tép ong đỏ, không có tép ong đen hoặc tép golden…). Trong giới chơi hiện nay chúng có giá từ 700nghìn-4 triệu VND/ con tùykích thước

Rất đơn giản, tép cảnh không phải là loài vật dễ nuôi để có thể mang ra chợ bán cho những tay chơi amateur. Ngay cả dân pro, có thâm niên trong làng thủy sinh ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng đã từng vò tai bứt trán với loài vật nhỏ xíu nhưng vô cùng đỏng đảnh này. Chỉ cần sơ xẩy 1 chút, đàn tép trị giá cả ngàn USD có thể rủ nhau ngửa bụng lên trời ngay lập tức.

Sức hút “khó cưỡng”

Khó mua, khó nuôi, mà giá lại đắt như thế, vậy tại sao tép cảnh lại trở thành niềm đam mê số 1 của dân thủy sinh? Đó là vì vẻ đẹp dễ thương của chúng cùng những hành vi chăm chỉ, hoạt bát trong môi trường thủy sinh.

Tép có nhiều… “động tác” hơn… cá. Nó không chỉ biết bơi mà còn có thể bò, đậu trên những nhành cây, cọng rêu, tranh ăn với nhau… trông rất ngộ nghĩnh.

Tép cảnh (tép kiểng) – luôn hấp dẫn mọi ánh nhìn bởi màu sắc rực rỡ của chúng...

 

tép ong đỏ
… và bởi chính kích thước nhỏ bé của chúng. Chỉ tối đa 2,5-3cm khi trưởng thành

Còn một lý do khác. Đó chính là vì kích thước… bé xíu của chúng. Trong một bể thủy sinh giới hạn mà người ta muốn tái tạo thiên nhiên trong đó, thì “cư dân” sống bên trong càng nhỏ, người xem sẽ thấy thiên nhiên càng “hùng vĩ”.

Đặc biệt với dân chơi bể nano, có kích thước siêu bé (chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá, hay ly uống nước), không thể thả bất kỳ loại cá nào. Lúc đó tép cảnh là lựa chọn số 1. 

Nguồn gốc của tép cảnh

Tép cảnh chính thức xuất hiện trong giới thủy sinh vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Lúc đầu, nó rất hạn chế trong số lượng người chơi ít ỏi và cũng không hề mang tính thương mại, chỉ là những trao đổi riêng lẻ, ít được biết đến trong thời gian dài. Cho đến khi người nuôi quan sát và để ý đến khả năng diệt rêu hại của chúng.

Như chúng ta đã biết, rêu hại là kẻ thù số 1 trong bể thủy sinh vì tốc độ lây lan. Một bể thủy sinh bị rêu hại tấn công thì chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bị mất hoàn toàn giá trị thẩm mỹ. Muốn diệt rêu hại phải dùng đến hóa chất, mà hóa chất ít nhiều lại gây hại cho những loại cây khác và làm xáo trộn môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái khép kín trong bể.

Tép Amano Caridina Japonica - Loài tép ăn rêu tảo nổi tiếng trong các bể thủy sinh được giới thiệu qua bậc thầy thủy sinh Nhật Bản Takashi Amano
Tép Amano Caridina Japonica – Loài tép ăn rêu tảo nổi tiếng trong các bể thủy sinh được giới thiệu qua bậc thầy thủy sinh Nhật Bản Takashi Amano

Những chú tép cảnh đầu tiên được nuôi với mục đích diệt rêu là chính nên không nổi bật mấy về hình thức và màu sắc. Đa phần chúng là loài tép Amano Caridina Japonica và Tiger Caridina cf. Cantonesis (tép Hổ, có những vằn đen ở trên lưng). Trong đó loài tép Amano không phổ biến lắm vì lúc mới sinh ra, tép con phải sống trong môi trường nước lợ, khi trưởng thành mới trở về môi trường nước ngọt. Đây là thử thách cho những người muốn nhân giống tép Amano để duy trì số lượng cá thể trong đàn.

tep tiger, tep ho, tep cop, tep canh
Một con tép Tiger Caridina cf. Cantonesis với màu xanh blue hiếm – hay còn gọi là tép Hổ, tép cọp

Năm 2003, trên thị trường cá cảnh thế giới xuất hiện một giống tép mới có tên gọi là tép anh đào Sakura hay Red Cherry (ở Việt Nam gọi là tép đỏ). Loài tép này có xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), tương đối dễ tính. Màu sắc của Red Cherry lại rất đẹp. Những chú tép thuần chủng có màu đỏ chót như những trái ớt di động. Trông chúng thật nổi bật trên nền xanh mướt của cây cỏ. Ngay lập tức, Red Cherry được ưa chuộng và phát triển rộng rãi trong cộng đồng thủy sinh thế giới.

tep do, tep rc, tep anh dao, tep canh, tep red cherry
Cận cảnh một chú tép Anh đào – Red Cherry (hay còn gọi là RC, fire red, SRC, Sakura shrimp)

 

tep rc, tep do, tep canh
Những cá thể tép anh đào Red Cherry nổi bật trong hồ với màu đỏ…

 

Không lâu sau, giới thủy sinh lại lên một cơn sốt với loài tép Red Bee Shrimp (tép ong đỏ). Loại tép này có vẻ đẹp thật quyến rũ vì trên thân chia thành từng khoang đỏ, trắng rõ rệt, trông rất sặc sỡ, cá biệt có những con có thân trắng toát với đốm đỏ trên người giống màu lá cờ Nhật Bản .

Tép ong đỏ không có ngoài thiên nhiên, mà do một người Nhật tên là Hisayasu Suzuki kỳ công lai tạo trong suốt 6 năm trời. Tổ tiên của chúng là loài Bee Shrimp Neocaridina được tìm thấy ở những dòng suối phía nam Trung Quốc và Hong Kong. Sau này còn xuất hiện thêm 1 loại tép ong nữa là tép ong đen (có khoang đen và trắng).

Thời gian đầu ở Nhật, 1 chú tép ong đỏ được bán với giá 2.000 yên (khoảng 20 USD). Mà tép là loài sống theo bầy. Để chúng có thể
tồn tại và phát triển được thì cần ít nhất khoảng 20 cá thể. Còn để thường xuyên nhìn ngắm được chúng trong bể, bạn cần phải thả tới cả trăm con.

Tại thời điểm này ở Việt Nam, tép ong thường hạng S có giá 120.000 đồng/đôi, tép hạng SS (màu trắng nhiều hơn) có giá 400.000 đồng/đôi. Chính vì thế, dù giá đã giảm đi rất nhiều, thì việc sở hữu 1 bầy tép ong đỏ vẫn là niềm ao ước của rất nhiều người.

tep ong do hang S, tep ong do ho thuy sinh
Những chú tép ong đỏ hạng S này có giá 120.000 đồng/đôi. Hạng của chúng được đánh giá bởi số lượng vạch màu đỏ trên cơ thể, càng ít vạch đỏ hạng của chúng càng cao.

 

tep ong do hang SS
Tép ong đỏ hạng SS (phần màu trắng nhiều hơn) có giá 400.000 đồng/đôi

 

Thế nhưng, Red Bee vẫn chưa phải là loại đắt nhất. Tép Sulawesi (có nguồn gốc từ vùng đảo Sulawesi của Indonesia) được mệnh danh là vua tép cảnh mới là loại tép siêu đắt. Lúc mới xuất hiện trên thị trường, Sulawesi có giá tới cả trăm USD/1con.

tep sulawesi chan trang
Sulawesi được mệnh danh là vua tép cảnh có xuất xứ từ một hòn đảo của Indonesia

Năm 2007, chúng được rao bán tại Đức với giá hơn 30 EUR. Giống tép này có nhiều loại như Harlequin, Red Gold Flake, Brown Camo, Orange Delight… Mỗi loại khoác một “bộ cách” sặc sỡ khác nhau. Kích thước của chúng nhỏ hơn các loại tép cảnh khác, tính tình cũng nhút nhát hơn, nhưng màu sắc thì nổi bật hơn hẳn.

Theo Thethaohangngay.com.vn

Tép Ong (Bee Shrimp) – Vẻ đẹp từ thiên nhiên đến bể thủy sinh

Ít ai biết rằng những con tép ong đỏ (Crystal red shrimp/Red bee shrimp) là loài tép thuộc chi Caridina xuất xứ từ các con suối ở miền nam Trung Quốc (xem thêm).

beeshrimp
Vào năm 1991, ông Hisayasu Suzuki một người chơi cá cảnh và thủy sinh  ở Aichi, Nhật Bản bắt đầu có và lai tạo những tép ong đen bắt được từ thiên nhiên.
hummelgarnele3
Từ năm 1993, ông phát hiện thấy một con tép màu đỏ trong bầy hàng ngàn con và quan tâm đến nó. Con tép đầu tiên bị chết nhưng trong ba bầy tép sau đó, ông tìm ra 3 con tép ong đỏ trong số hàng ngàn con mà mình lai tạo.  6 năm sau, trong tay ông Suzuki đã có hơn 8000 con tép CRS. Trong khoảng thời gian này, Ông Suziki quan sát thấy tép CRS có 2 màu đỏ và trong suốt đan xen nhau trên thân. Đó là lý do ông đặt tên tép này là CRS (Crystal Red Shrimp – Tép Pha Lê Đỏ)

40red
Vào năm 1996, ông đặt tên cho dòng tép ong đỏ đột biến từ tép ong đen bình thường này là “Crystal Red” và đăng ký bằng sáng chế. Kể từ đó, tép ong đỏ được tinh tuyển bởi vị “sư tổ” và các nhà lai tạo khác để tạo ra những cá thể có nhiều màu trắng và đỏ hơn. Tính ra đến năm 1996, ông đã tiêu hết 8 triệu yên (khoảng 80.000 USD)  để phát triển phương pháp lai tạo tép ong trong vòng gần 6 năm của mình.

suzuki-onsitu2
Ông Suzuki có hồ nuôi và phối giống tép Red Bee Shrimp hơn 10 hồ ở sau nhà. Ngày nào cũng vậy như thối quen, ông phải cẩn thận ngồi tìm kiếm và chọn lọc con tép Red Bee để làm giống nếu không cẩn thận trong việc này thì sẽ dẫn đến tình trạng tép con thế hệ sau đổi mầu thành mầu nâu.

suzuki

Tép Ong đỏ (Red Bee) là tép lai tạo theo kiểu Inbreed(đồng huyết). Chỉ nhân giống kiểu này sẽ không đủ để có tép Red Bee đẹp như hiện nay. Do đó việc chọn lọc tép giống tốt là khởi đầu của sự thành công. Những tép giống không được chọn lọc kỹ, đồng huyết sẽ cho ra đời nhưng tép con có mầu không đẹp, khuyết tật và tuổi thọ ngắn.
So với các loài tép khác như tép đỏ, tép vàng, tép cam… thì tép ong đỏ cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện nước vì được lai cận huyết quá sâu.
maxresdefault
Trên thực tế, toàn bộ tép ong đỏ trên thế giới đều có chung nguồn gốc từ ba con tép ong đỏ đầu tiên của Hisayasu Suzuki. Do đó, duy trì môi trường thích hợp là điều quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng và lai tạo tép ong:
– Nước sạch (không có ammonia/nitrite), pH trung hòa đến hơi a-xít (6.2 – 6.8) và nhiệt độ từ 22 đến 28 độ C.
Tép ong đỏ tương đối nhỏ, cá thể trưởng thành đạt khoảng 2.5 cm. Có lẽ chúng không tiêu thụ nhiều tảo mà chỉ chuộng rêu mềm, thức ăn tấm và rau. Tép ong đỏ tuy rất hoạt động nhưng hiền hòa với các loài cùng hồ. Tuổi thọ trung bình từ 1.5 đến 2 năm, rất khó phân biệt giới tính, đặc biệt là khi tép còn non.
Tép trưởng thành ở độ tuổi từ 4.5 đến 5 tháng với kích thước tối thiểu khoảng 2.2 cm và bắt đầu sinh sản. Tép ong đỏ có thể lai xa với tép ong đen cũng như các loài tép khác thuộc chi Caridina, vì vậy không nên nuôi chúng chung một hồ.
suzuki
Sau cùng, ông Hisayasu Suzuki còn là chủ một tiệm sushi ở Aichi, Nhật Bản. Màu đỏ ở tép ong đỏ là màu đỏ thực sự, giống như màu đỏ au ở những con tép luộc đặt trên món cơm sushi. Đấy là lý do mà tép ong đỏ được hâm mộ ở khắp nơi trên thế giới.
Ở Nhật Bản,thời gian đầu khi tép Red Bee xuất hiện giá bán 1 con tép Red Bee khoảng 2.000 yên và giá này khá cao nêu so với con tép bé xíu xiu nhưng cũng có nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra để được sở hữu chú tép con dễ thương này cho dù là phải tốn kém chi phí để chăm sóc nó nhiều như thế nào đi chăng nữa.
Hiện nay tép Red Bee Shrimp đã và đang trở thành thú cưng số 1 của giới chơi cá và hồ thủy sinh.

HƯỚNG DẪN – NUÔI TÉP CẢNH, TÉP ĐỎ RC NHƯ THẾ NÀO?

Tép cảnh, tép kiểng, TÉP ĐỎ RC có thể nuôi trong các hồ thủy sinh hoặc các hồ đơn giản chỉ cần setup phân nền hoặc nền trơ cát, sỏi + rêu 1 cái lọc thác mini…ỗn định nguồn nước là có thể thr tép được rồi…(nền nên dùng có màu đen để tép lên màu)

– Cá nuôi chung với Tép Cảnh: cá trâm,cá neon,tỳ bà bướm,chuột otto,panda…(Nên nuôi Otto và các lọai cá tỳ bà)

Thức ăn cho Tép Cảnh, Tép Kiểng tép đỏ RC: 

+Thực vật : lá bàng khô,lá dâu tằm khô hoặc tươi,dưa chuột, cà rốt cắt lát…đều được trần qua…
+ Động vật: tôm nhỏ luộc, thịt, tim bò (tăng màu đỏ cực mạnh),ốc hại chết,thậm chí xác tép chết(không khuyến khích vì dễ lan truyền bệnh trong hồ)…
+Thực phẩm tổng hợp : các sản phẩm đặc biệt của thủy sinh NB, các sản phẩm thức ăn của ngoại như shirakura, shera(cần lưu ý nguồn gốc xuất xứ)…

Các bệnh thường gặp:

+Bệnh nấm, vi khuẩn đen mang : như các bạn biết cá hay bị nấm khi môi trường nước không tốt (để lâu,dơ, tanh…) mỗi tuần hoặc 2 tuần nên thay 20,30% nước trong hồ…thay đều đặn Tép sẽ khỏe mạnh tránh đc bệnh do nấm, vi khuẩn… phát sinh trong hồ
+ Hở cổ : Như ta biết Tép thường xuyên lột xác thay võ…1 ngày có thể lột nhiều lần với tép chưa trưởng thành…Ta không nên lấy xác vừa lột ra vì tép sẽ cần ăn nó để tổng hợp lại lượng canxi vừa mất…do vậy 1 số hồ thiếu khoáng, thiếu canxi…quá trình lột xác của Tép diễn ra không đều, qua vài lần cổ sẽ bị hở ra và dễ dẫn đến các ấu trùng, ký sinh, vi khuẩn thâm nhập qua chỗ hở tấn công các cơ quan nội tạng của tép (vị trí qua trọng của tép) dẫn đến việc tép sẽ chết…
Để khắc phục tình trạng này : mua viên đá khoáng, các dung dịch khoáng châm ở các đại lý bán Tép cảnh

Làm thế nào để có những con tép cảnh thật đẹp trong hồ thủy sinh ?

(Cũng tương tự với các loại tép khác ở đây mình ví dụ trên tép RC loại tép dễ nuôi nhất)

 Nếu các bạn có một đam mê tuyệt vời với những chú tép, muốn tự lai tạo cho mình những con tép lạ nhất thì đừng bao giờ bỏ qua những kiến thức căn bản nhất của sinh học là định luật di truyền của Menden(sách sinh học lớp 11).

Tất nhiên, mọi người đều muốn tìm kiếm những tép anh đào (Red Cherry) hoặc tép cảnh đẹp nhất mà họ có thể có và có một vài cách để bạn có thể có được những con tép hạng cao, lạ hoặc hiếm cho riêng bạn.

3a767-516_n
cc4d7-thuc-an-tep-rc

– (Cách dễ nhất) Mua một số ít từ những người bán: SRC(super RC), Red Fire, Painted Fire Red (đỏ cháy), Rilli… và đem về thả vào hồ hy vọng chúng sẽ sinh sản một cách nhanh chóng(cách này nhanh nhưng phải chịu chi tiền ban đầu nhiều, rủi ro cao vì người bán thường không bán tép đực) .

– (Cách cải tạo lại gen dần dần) Mua một hoặc hai trong số những loại tép cấp cao hơn và thả chúng vào bể chuyên dưỡng + lai tạo của bạn. Sau đó, bạn sẽ phải bắt đầu lai tuyển chọn và nhân giống các con có phẩm chất cao xuất hiện trong đàn.

– (Cách cải tạo gen chuyên nghiệp) Bắt đầu với những con tép cấp thấp Red Cherry / Sakura tiêu chuẩn có được thực sự thuần gen về mặt kỹ thuật với cách chọn giống của bạn. Điều này có thể mất một vài tháng hoặc 1 -2 năm trước khi bạn bắt đầu thấy xuất hiện những con FireRed hoặc hy vọng Painted Fire Red (đỏ cháy).

Tổng kết lại: Nó thực sự tất cả chỉ phụ thuộc vào túi tiền, độ chịu chơi của bạn và phần lớn thời gian các bạn dành cho những chú tép của mình. Muốn chúng đẹp và có màu sắc đẹp hơn trong bể của mình. May thay thời gian lớn đến trưởng thành của tép là 4 tháng và mỗi lần ôm trứng(3-4tuần) thường đẻ 10~15con, nên chúng giống như những con chuột bạch vậy 😉 Chỉ cần giữ được điều kiện môi trường ổn định là những con tép sẽ sinh sản nhanh và nhiều ^_^