Tag Archives: thuysinhNB

tép cảnh Chocolate Shrimp – Tép Chocolate – Tép Sô cô la đen huyền bí cho hồ thủy sinh

Chocolate Shrimp
Chocolate Shrimp

Phân loại
Giới (Kingdom): Động vật (Animal)
Ngành (Phylum): Arthropoda
Phân ngành (Subpylum): Crustacea
Lớp (Class): Malacostraca
Bộ (Order): Decapoda
Phân bộ (Infraorder): Caridea
Tông (Family): Atyidae
Chi (Genus): Neocaridina
Loài (Species): Heteropoda
Tên gọi khác: Chocolate Shrimp Neocaridina heteropoda var. chocolate Neocaridina heteropoda var. chocolate Tép chocolate Tép Sô Cô La
Nguồn gốc: Đài Loan

Chỉ số hồ nuôi dưỡng tép
Độ PH: 6.2 – 8.0
Độ PH lý tưởng: 7.2
Nhiệt độ (độ C): 18 – 24
Nhiệt độ lý tưởng (độ C): 20
Độ cứng nước (dkh): 3 – 15
Kích cỡ tối đa (cm): 3
Độ cứng lý tưởng (dkh): 8
Vòng đời (năm): 2 – 3
Thai kỳ (ngày): 30
Thức ăn: Tạp

Mô tả
Tép Sô cô la – Tép Chocolate – Neocaridina heteropoda var. chocolate
Tên thường gọi: Chocolate shrimp, Tép Sô Cô La, Tép Chocolate, Tép Đen
Tên khoa học: Neocaridina heteropoda var. chocolate
Nguồn gốc: Đài Loan
Kích thước: Con đực 2 cm / Con cái 2.5 cm
Nhiệt độ: 18 – 28 °C or 64 – 82 °F
Độ pH: 6.5 – 7.5
Sinh sản: Nhanh
Tập tính: Hiền lành, không dữ
Độ khó: Dễ

Thông tin chung:
Đây là một trong những loại tép cảnh có màu sắc đặc biệt nhất. Màu đen của tép rất cố định và hầu như không bị mất màu hoặc nhạt màu khi chuyển bể, chuyển môi trường nước. Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của Tép Đen Chocolate và chứng tỏ màu sắc do bộ gen quy định chứ không phải do kỹ xảo lên màu cá vàng hoặc là ăn thức ăn biến đổi màu. Nên cho ăn các loại thức ăn như tảo, thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SĐ4 (liên hệ: 0979.198.510 để mua) cho tép để giúp giữ màu và tăng độ màu và lớn nhanh sinh sản nhiều. Có những con lên được màu đen nhánh không khác gì King Kong. Nên bổ sung khoáng để vỏ tép cứng và có độ bóng sứ cao còn nếu bạn cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh thì không cần vì đã có sẵn trong thức ăn rồi.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Nguồn gốc và Phân loại tép cảnh Pinto Bee

Cách lai tạo tép pinto: Sử dụng những con tép ong Tibee (con lai của tép tiger với tép ong) đời F5, F6 rồi lai tạo với tép ong đài loan TWB (kingkong, panda, winred, Bluebolt) để cho ra được những con tép Pinto.

Mua tép cảnh ở đâu? Thực ra hoàn toàn bạn có thể lai tạo được chúng nếu như có đầy đủ nguồn gen tép ong cần thiết
Có rất nhiều sự nhầm lẫn và hiểu sai về sự khác nhau giữa Pinto Đài Loan và Pinto Đức. Hai loại này hoàn toàn hoàn toàn khác nhau. 1 con pinto Đức sẽ không phải là 1 con Pinto Đài loan và ngược lại. Tôi muốn chia sẻ sự khác biệt này và nguồn gốc của 2 dòng tép Pinto này.
Pinto được phân loại thành 2 loại khác nhau dưới tên gọi Pinto Đức và Pinto Đài Loan.

German Pinto
“Pinto Đức” được lai tạo ra vào khoảng năm 2011bởi một người nuôi ở Đức tên là  Astrid Webber.  Hai biến thể chủ yếu do  Astrid Webber lai tạo ra là :

1) Đen hoặc đỏ với sọc trắng từ đầu đến đuôi

2) Có chấm ở trên đầu ( Bông)

Những loài này nhanh chóng được phổ biến ở thị trường tép cảnh châu Á sau khi nó lần đầu tiên được mang đến Nhật, và sau đó là Đài Loan. Người nuôi Đài Loan nhanh chóng nắm lấy cơ hội và tiến hành lai tạo ồ ạt. Để định giá bán lẻ, những loại tép Pinto này được phân loại như sau.

* Zebra German Pinto
Loại tép này được phân loại theo số lượng sọc và khoảng cách các sọc trên lưng tép. Loại có 6 sọc đều trên lưng và không có chấm trên thân được xem là hoàn hảo nhất và có giá trị rất cao. Loại ít sọc hơn và không đều sẽ có giá rẻ hơn.


•Spotted head mosura German Pinto ( Pinto đầu bông)
Loại này được phân hạng đầu tiên ở nếu toàn thân không bị lem ( Clean white body). Bất kì chấm nào nào trên thân ( bị lem) đều bị coi là không hoàn hảo. Thứ đến là số lượng chấm trên đầu, con pinto tối đa 10 chấm được coi là hoàn hảo. Và cuối cùng là chấm trên đầu to như thế nào.

Như vậy, nếu bạn sở hữu 1 con pinto clean body, 10 chấm trên đầu và chấm to thì bạn đang sở hữu con tép pinto mắc nhất quả đất rồi đấy!

Một số tên gọi các kiểu chấm ở con tép Pinto Đức

Tính đến nay, những con tép này vẫn được gọi là Pinto Đức như một sự thể hiện sự tôn trọng đối với người đã lai tạo ra chúng cho dù chúng được nuôi nhiều ở Đài Loan. “Pinto Đức” mặc dù không ra thuần, tuy nhiên nó có thể ra giống đến 90% hình thể của các dòng Pinto Đức, nhưng ngay cả khi như vậy, hình thể của chúng cũng không thể ổn định( nghĩa là đời f1 có thể ra không giống với hình thể của bố mẹ). Và cũng không thể ra thuần đối với các dòng này vì bộ gen phức tạp được trao đổi chéo ở các thế hệ trước.

Taiwan Pinto
“Pinto Đài Loan” nổi lên vào năm 2012 sau cơn sốt của Pinto Đức. “Taiwan Pinto” bắt đầu được lai ra sau khi một số người nuôi tép có kinh nghiệm lai tạo ở Đài Loan nhìn thấy được sự thành công của “Pinto Đức”.  Kiểu hình khác biệt duy  nhất của Pinto Đài Loan là sọc vằn tiger trên thân tép.


Những con tép này đã trở nên phổ biến ở Nhật, và người Nhật gọi đó là con Nanacy (Nanashi) Pinto, phân hạng của dòng này đã nhanh chóng được nhận diện. Kiểu hình chính là có bao nhiêu sọc vằn tiger ở gần đuôi, càng nhiều sọc vằn, nó càng được coi là hoàn hảo, giá trị con tép càng cao. Những sọc đó phải được cách rời, và càng gần về phía đuôi. Thứ hai, những con tép này có chấm ở trên đầu, 1 con tép với rất nhiều chấm nhỏ ở trên đầu được gọi là con Galaxy Pinto ở Đài Loan.

Có một vài loài đột biến của Đài Loan Pinto khá phổ biến ở Nhật. Loài đột biến này  là Fishbone Pinto ( Xương cá) và Skunk Pinto ( Đầu sọc) là biến thể cao cấp hơn của Taiwan Pinto. Dần dần, các người nuôi tép đã bắt đầu tích hợp các kiểu hình khác nhau của Taiwan Pinto lên trên một cá thể. Tất cả các loại tép này được nhân giống ra chỉ với bộ gene của Pinto Đài Loan.

Skunk


Tóm lại, một con “German Pinto” sẽ không sinh ra kiểu hình của “Taiwan Pinto” và ngược lại. Với tất cả các dòng tép Pinto, chúng đều không thể ra dòng thuần ( có kiểu hình giống bố hoặc mẹ 100%). Kiểu hình ra giống bố hoặc mẹ chỉ là 85% và 15% ra các kiểu hình khác không có giá trị như Pinto.

Pinto ra thị trường có giá từ 50SGD đến 1000SGD tùy theo phân loại kiểu hình và màu sắc. 1 con “German Pinto” hay “Taiwan Pinto” được bán đều khác nhau về kiểu hình và không nhất thiết phải là xuất xứ từ Đức hay Đài Loan. Pinto Đức hay Pinto Đài Loan đơn thuần chỉ là tên gọi chung của dòng Pinto.

Ở Việt Nam, người nuôi cũng đã tiếp cận được nhiều với con Pinto và cũng khá nhiều người nuôi thành công nên giá có thể rẻ hơn, dao động từ 500.000 VNĐ – 3.500.000 VNĐ và cũng dựa vào phân hạng như trên để xác định giá cả.

Và nếu kiên trì lai tạo, một ngày nào đó các bạn sẽ có được những con Pinto đẹp và đắt giá.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Liên hệ mua thức ăn giúp lên màu, đẻ nhiều dành cho tép cảnh thuốc diệt sán, giun cho hồ thủy sinh tại Hà Nội.  Hướng dẫn setup và bán các loại tép cảnh tại Việt Nam,
Liên Hệ: 0979.198.510

Hướng dẫn phòng và trị bệnh cho tép cảnh

Xuất hiện tại Việt Nam hàng chục năm, nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi tép cảnh mới trở thành “mốt” trong giới sinh vật cảnh tại Hà Nội và TP.HCMBên cạnh những chú cá cảnh đáng yêu, bạn có thể bổ sung vào bể cá nhà mình loài tép cảnh sẽ thêm phần sinh động.  Dưới đây là một số bệnh và cách trị bệnh cho tép cảnh thường gặp.

tép
Tép Blue Bolt

1. Bệnh thiếu khoáng:

Biểu hiện: tép bị hở cổ, không thấy lột vỏ, chết do không lột được vỏ… nếu dùng bút đo TDS thì chỉ số thấp hơn mức cho phép.

Khắc phục: bổ sung khoáng nước hoặc khoáng bột để khắc phục. Hạn chế cho ăn thức ăn giàu đạm (dẫn đến việc tép lớn nhanh không kịp đủ khoáng cung cấp cho vỏ) có thể thay thế bằng cách cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 để bổ sung tốt hơn.

2. Bệnh mềm vỏ:

Biểu hiện: tép chết do vỏ mềm không lột được, khi tép mới chết vớt ra ta thấy vỏ mềm nhũn hoặc chết do mới lột vỏ mà vỏ không cứng nhanh được khiến đồng loại bu vào cắn làm bị thương và chết.

Khắc phục: Dùng khoáng có chứa canxi-sodium hoặc cho ăn thức ăn đặc biệt dành cho tép SĐ4 sẽ khắc phục nhanh chóng hiện tượng này.

3. Bệnh đen mang:

Biểu hiện: tép bị đen, tép thụ động, không thèm ăn và thường trốn trong góc, biểu hiện mệt mỏi.

Khắc phục: thêm nước đen, vitamin và tăng lượng khoáng hơn 40% số lượng khoáng định kì. Nước đen giúp sát khuẩn, vitamin nâng sức đề kháng còn khoáng giúp tép lột vỏ và loại trừ màng đen.

4. Tép chết lai rai:

Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân khiến tép chết lai rai, ta phải xác định được nguyên nhân thì mới có thể chữa hết. Phổ biến nhất là nồng độ NO3 trong nước cao do chất thải của tép.

Khắc phục: Khử độc NO3 xuống dưới 25 sau đó kết hợp thay nước hàng tuần và khử NO3 định kì.

5. Tép ngừng sinh sản:

Nguyên nhân: Chất lượng nước không tốt ảnh hưởng đến quá trình ôm trứng của tép. Do nồng độ NO3 cao. Do các hóa chất có trong thuốc diệt sán, thủy tức…

Khắc phục: Tìm chính xác nguyên nhân rồi chữa trị đúng cách.  Nếu trong bể quá nhiều tép cái thì cần bổ sung tép đực, nên cho ăn thức ăn dành riêng cho tép để trong đàn lớn đều tránh tình trạng chậm phát triển trong đàn.
Nếu bể tép sử dụng thuốc diệt sán của Benibachi thì do ảnh hưởng của tép có thể bị chậm sinh sản từ 1,5-2 tháng do ảnh hưởng của thuốc để khắc phục các bạn có thể dùng thuốc diệt sán của ThuysinhNB (hàng Việt Nam chất lượng cao, an toàn cho tép và hồ thủy sinh)

Thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SĐ4


 Sản phẩm Thức ăn đặc biệt cho tép cảnh SĐ4 dùng cho các loại tép màu từ đỏ, vàng, cam, đen, rili.. phù hợp với cách nuôi đa dạng của các bạn hiện nay.

Đặc biệt một số rất ít tép đen Chocolate sẽ thành màu xanh ngọc, đỏ rượu khi dùng thức ăn này. Các bạn nuôi tôm cảnh hay bị lột dính vỏ rồi lăn ra chết, cho ăn thức ăn này sẽ không bị nữa.

Đặc điểm: Thức ăn dạng sợi , có mùi hấp dẫn tép, bổ sung enzyme đặc biệt giúp tổng hợp tế bào

màu đỏ của các sinh vật giác xác như: tép, tôm crayfish..

Công dụng:

+ Cung cấp khoáng, vitamin, acid amine, đạm,… tối ưu

+ Chứa vi sinh và men tiêu hóa giúp tép hấp thu thức ăn tốt hơn.

+ Vỏ tép đỏ đẹp, dày, bóng

+ Tép lớn nhanh, to khỏe, ôm trứng nhiều

+ Phân tép tự hủy, sạch nền

 Bạn nào thích tép vàng chấm bi đỏ như hình thì hãy nhanh tay đặt mua thức ăn đặc biệt dành cho tép cảnh SĐ4 nhé. Sản phẩm thức ăn tép cảnh thế hệ mới (SĐ4) giá mềm phục vụ ae chơi tép màu, crayfish…

 Tép đỏ Fired sau khi ăn thức ăn thức ăn cho tép cảnh sẽ chuyển về đỏ đậm đơn và ôm nhiều trứng hơn nhiều so với ăn thức ăn bình thường khác.

Màu sắc của các loại tép cảnh sau khi được ăn thức ăn SĐ4. Còn chờ gì nữa hãy nhanh chóng đặt mua ngay cho những chú tép trong bể của bạn loại thức ăn mới đầy hấp dẫn này.

Sô điện thoại liên hệ (HaNoi): 097.91.98.510

Mua tép cảnh – tép đỏ – tép RC ở đâu Hà Nội?

Bạn cần mua tép cảnh cho bể thủy sinh? Bạn không biết thả gì để nuôi trong bể thủy sinh nhỏ trong nhà? Bạn cần mua tép cảnh ở Hà Nội? Mua tép cảnh ở đâu thì khỏe và an toàn

Tép cảnhThủy sinh NB shop ở Hà Nội hiện tại đang có số lượng lớn tép đỏ RC size to và size nhỡ (size 1,5-1,7 cm – Size tiêu chuẩn thích hợp để có thể nuôi được lâu, tránh bị chết do shock nước) giúp anh em nuôi lấy may mắn với màu đỏ hấp dẫn ngày Tết, thích hợp cho việc lai tạo nguồn giống để tránh đồng huyết. Màu đỏ với màu xanh của bể thủy sinh sẽ đem đến may mắn cho bạn.

Chất lượng đẹp, khỏe mạnh và có cả tép đực luôn để dễ nhân giống trong bể thủy sinh nhé.

Tép anh đào Red Cherry (RC) loại 1 – 極火蝦 – Jí huǒ xiā – Cực Hỏa Hà – Neocaridina Heteropoda var. RedTép cherry đỏ là một đột biến màu của loài tép lùn (dwarf shrimp) Neocaridina denticulata sinensis var.red. Dạng hoang dã của loài tép này xuất xứ từ Đài Loan, một phần Trung Quốc và Việt Nam. Biến thể xinh đẹp màu đỏ được phát triển và lai tạo ở Đài Loan và không hề tồn tại ngoài môi trường tự nhiên.Tép lùn – như tên gọi – là loài tép nhỏ. Cá thể trưởng thành có kích thước tối đa từ 2.5 đến 3 cm với tép cái hơi lớn hơn tép đực. [​IMG]

Tép cái cũng đỏ hơn so với tép đực, đặc biệt là khi sinh sản. Tép đực, ngoài kích thước hơi nhỏ và bụng hơi thon hơn, còn hơi trong hơn với các sọc đỏ. Vì vậy, khi tép trưởng thành thì rất dễ phân biệt giới tính. Tuổi thọ của tép khoảng hai năm. Kể từ khi xuất hiện trên thị trường cá cảnh vào năm 2003, tép cherry đỏ – red cherry shrimp (RCS) ngày càng trở nên phổ biến vì giá thành rẻ, dễ nuôi, không quá kén chọn 5-30k/ đôi tùy độ lên màu. Chúng sặc sỡ, hòa đồng, hiền lành, dễ nuôi, dễ lai tạo và ăn tảo – quá nhiều ưu điểm mà lại không phá cây. Trên thực tế, một số ghi nhận cho rằng chúng ăn nhiều loại tảo (thậm chí cả loại tảo tóc bất trị) hơn so với những loài tép khác, kể cả tép amano (Amano shrimp) Caridina japonica.[​IMG]

Giá hấp dẫn: 20k/cặp to (có trứng), 10k/cặp size nhỏ

Liên hệ với SĐT: 097.91.98.510 (call&SMS)

Bán Tép Cam, Tép Cảnh Sunkist – Bán tép cảnh ở Hà Nội

Tép Cam, Tép Sunkist – Caridina cf. propinqua  – Bán các loại tép cảnh ở Hà Nội (có nhận oder)

 
Tép Cam, Tép Sunkist
Tên khoa học: Caridina cf. propinqua
Xuất xứ: Sulawesi, Indonesia
Kích thước: 2-2.4cm
pH: 6.5-7.5
Nhiệt độ: 24-30ºC

Nguồn gốc
Nơi sinh sống tự nhiên và giống loài chính xác của loài Tép Cam này vẫn chưa được xác định chính xác. Với những thông tin có được thì chỉ có thể khẳng định rằng chúng khá các loài tôm thuộc họ Cardina Propinqua thường được tìm thấy trong các khu đầm lầy nước lợ ở Sulawesi, Indonesia hoặc có thể chúng cùng họ với những con tép đỏ RC (Red cherry shrimp)
——————————
Liên hệ đặt mua: 097.91.98.510 (kđt Trung Hòa Nhân Chính – Hà Nội)

Bán các loại tép cảnh ở Hà Nội (có nhận oder). Các bạn có thể mua tép cảnh ở Hà Nội

——————————-
Đặc tính
Rất dễ nhận diện tép Cam nhờ toàn thân có màu cam sáng với một vài vệt đỏ loang lỗ. Cũng khó nhầm lẫn loài này với tép Tiger (tép Cọp), vì tép này mình dài và dáng thon hơn so với tép Tiger. Nếu ngắm gần hơn và kỹ hơn, sẽ nhận thấy chúng gần giống với tép Ghost (tép Ma?) hơn; có phần đầu hơi chúi xuông, đuôi và lưng thấp, và càng gắp thức ăn dài hơn.
—————————————-


Nuôi trong hồ thuỷ sinh
Giới thuỷ sinh thường bị mê hoặc bởi màu cam sáng nổi bật và tạo điểm nhấn hấp dẫn trên nền xanh của các loài cây thuỷ sinh trong hồ cũng như trên mảng màu tối của phân nền. Tép Cam là loài hiền lành và rất dễ thích nghi với môi trường mới, do vậy có thể nuôi chung với hầu hết các loài tép nước ngọt khác như Tép Ong (Crystal Red Shrimp), Tép Cọp (Tiger Shrimp), Tép Snowball (?), Tép Xanh ngọc (Blue Pearl Shrimp) và Tép Đỏ (RC Shrimp) – mà cũng không lo bị lai tạp.
————————-
Thức ăn
Là loài tép thuần chủng, Tép Cam có thể ăn rất nhiều thứ: rêu, tảo, thức ăn dạng sợi, thức ăn đặc biệt cho tép đỏ, thức ăn tép cảnh thuysinhNB v.v…
—————————-
Chất lượng nước
Do có nguồn gốc từ các vùng đầm lầy duyên hải (nước lợ), Tép Cam có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau, nhiệt độ và độ pH cũng có thể dao động trong phạm vi rộng. Tuy nhiên cần lưu ý là trong môi trường nuôi nhốt là độ cam sáng sẽ bị giảm và có thể bị chuyển sang màu xám.
————————————


Sinh sản

Người nuôi thường rất phấn khởi khi phát hiện được một hai chú Tép Cam mang bọc trứng. Tuy nhiên, sau một vài ngày, tép cái sẽ xả hết trứng mà không biết nguyên do. Nguyên do là Tép Cam thuộc loài sinh sản cấp thấp, nghĩa là trứng phải nở thành ấu trùng trong môi trường nước lợ. Và ấu trùng phải phát triển qua nhiều giai đoạn trước khi lớn thành tôm trưởng thành.
Việc tạo ra môi trường sinh sản phù hợp (nước lợ) khá phức tạp chính là nguyên do khiến rất hiếm khi thấy Tép Cam có thể sinh sản được trong hồ thuỷ sinh.
Tuy nhiên, bạn có thể tạo bằng cách mua muối biển và pha với 1 lượng nước bằng 25% rồi hòa với nước bể (bạn nên làm riêng)
Conlele biên dịch

——————————-
Liên hệ đặt mua: 097.91.98.510 (kđt Trung Hòa Nhân Chính – Hà Nội)

Bán các loại tép cảnh ở Hà Nội (có nhận oder)


Cách nuôi dưỡng tép đỏ RC sinh sản

Việc cho tép đỏtép RC sinh sản gần như rất dễ dàng khi bạn đặt riêng ra một cặp tép đực-cái trong một một chiếc hộp dưỡng trong bể thủy sinh của mình ! Nên có thêm vài cọng rong hoặc rêu nhỏ để tép bám vào…


Tuy nhiên , có một số cách sau để bạn có thể giúp lai tạo, dưỡng đẻ những con tép đỏ RC của mình:

Đầu tiên: là xác định 1 cặp giống bố mẹ tiêu chuẩn, đảm bảo các thông số nước ổn định và chuẩn bị sẵn nguồn thức ăn sạch giàu dinh dưỡng là một số điều kiện rất đơn giản của việc nuôi tép sinh sản.
Tép đỏ RC sẽ sẽ dễ sinh sản hơn ở môi trường nước có nhiệt độ ổn định khoảng 72F ( 22C ). Ngoài ra, độ pH của bạn phải ở trong phạm vi 6,5-8,0 .
Khi nuôi , tép Red Cherry của bạn sẽ cần một nguồn thức ăn dinh dưỡng phù hợp đầy đủ khoáng, vitamin: có thể cho ăn lá dâu, lá bàng khô hoặc vài lát hoa quả… Nên dùng thức ăn đặc biệt dành riêng cho tép của thủy sinh NB

Tép đỏ mẹ từ khi có trứng thì sau 3-4 tuần sẽ bắt đầu xả trứng

Cuối cùng, một phần rất quan trọng của việc nuôi tép đỏ Red Cherry nhanh sinh sản là không có động vật săn mồi (cá, ấu trùng chuồn chuồn, thủy tức) trong bể nuôi! Cách làm này cũng có thể áp dụng được hết với các loại tép cảnh khác như: tép Ong, bee, tép tiger, tép vàng, tép cam…

Liên hệ mua tép RC size baby bé 1,3-1,5cm (gen đỏ đẹp, SRC, Fired):https://www.facebook.com/TepCanhVietNam/posts/717161674982592

Tép đỏ và các biến thể RC, Red Fire, Super RC

Tép đỏ – Red cherry, tép SAKURA hay tép RED FIRE thực ra chỉ là cùng 1 loại (Neocaridina Heteropoda var. Red), do trội hơn về màu đỏ vì đột biến và thường biến và môi trường nuôi dưỡng nơi đóng gói xuất hàng nên có những tên khác nhau.

Cũng giống như tép ong phân hạng(grade) thành A,B,S,SSS…. ta cứ coi như tép đỏ thường là grade A, màu đỏ chuẩn là grade SSS và tên gọi Red Fire hay SAKURA chỉ là cách quảng cáo cho loại tép RC nhưng có màu đỏ, rất đỏ.
Nếu ai đã từng nuôi chung RC và Red fire thì chỉ sau một thời gian thì không thể nhận biết con nào là RC và con nào là Red Fire nữa.

—– Tép cảnh nhập SRC số lượng lớn phục vụ anh em chơi Tết 2014 nhé, nhanh tay đặt nào:https://www.facebook.com/events/589722541097582/?ref=22

– RC (Red Cherry): Mầu đỏ tươi, không tươi và dễ phân biệt nhất là các vạch màu vàng trên vỏ.
– SRC (Super Red Cherry), Sakura: Mầu sắc đỏ tươi, mắt đen, thân hình thon đẹp. Là hàng đột biến gen lâu lâu mới có.
– Fire Red mầu sắc khá giống với Sukura nhưng có khác biệt dễ nhận thấy là lớp vỏ trên lưng gần phía đuôi dầy, rộp hẳn lên. Đỏ đậm, mắt đen. Có thể đem lai với RC thường để cải tạo giống.
– Rili: là 1 biến thể mới của RC, mảng màu đỏ trên nền trong suốt. NGHIÊM CẤM nuôi chung với RC, Fire red nếu bạn ko muốn mình có 1 binh đoàn X-men trong tay, nếu bạn là fan của X-men thì mình không có ý kiến.
Còn chocolate, green…và 1 số đột biến màu rất hiếm gặp khác.
—Tép SRC số lượng lớn phục vụ anh em chơi Tết 2014 nhé, nhanh tay đặt nào:https://www.facebook.com/events/589722541097582/?ref=22

Nuôi tép cảnh – tép RC – tép đỏ – Red Cherry Shirmp

Tép RC – Tép đỏ – Red Cherry Shrimp

Tép RC (Red Cherry Shrimp) – Tép đỏ là loại tép kiểng thường được nuôi trong các hồ thủy sinh. Với màu sắc đỏ tự nhiên từ đậm cho tới khoang đỏ trắng nhìn rất bắt mắt, tép RC đã trở thành một loài tép kiểng khá thông dụng ở Việt Nam. Với sức sống khá mạnh mẽ ở môi trường thủy sinh, tép RC chịu được nhiệt độ từ 14 – 30 độ C, pH từ 6.2 đến 8.0, tép RC rất thích hợp cho những người bắt đầu tập tành nuôi tép trong thế giới thủy sinh.

Tép RC – Tép Đỏ – Red Cherry Shrimp

 

Tên khoa học của tép RC: Neocaridina heteropoda

Tên thông dụng: Tép RC – Tép Đỏ – Tép Red Cherry

Xuất xứ: Taiwan

pH cho tép RC: 6.2 – 8.0

Nhiệt độ: 14 – 30 oC. (thường thì từ 24-28 thì tốt cho tép RC nhất)

Đời sống: 1 – 2 năm

Thời gian mang thai tép RC: 30 ngày

Kích thước: tép RC trưởng thành có kích thước từ 2 – 4 cm

 

Tép RC thường được nuôi trong các hồ thủy sinh có rêu, chúng thường ăn những vi sinh vật, rêu tảo bám trên lá cây mà không hại đến lá. Màu sắc của tép RC phụ thuộc vào nguồn thức ăn, con giống và màu sắc của nền hồ. Nếu nền hồ của bạn màu trắng sáng thì cường độ màu sắc của tép cũng nhạt đi và ngược lại.

Tép RC thường được nuôi trong hồ thủy sinh có rêu

 

Hành vi của tép RC

Tép RC thường hoạt động suốt cả ngày, chúng tìm thức ăn ở khắp mọi nơi trong hồ thủy sinh. Khi lớn lên tép RC sẽ lột xác theo định kỳ và lúc đó chúng ta sẽ thấy những lớp vỏ màu trắng nằm rơi rớt trong hồ. Khi tép RC mái mang thai, chúng sẽ ôm trứng dưới bụng và núp trong các lùm rêu, gốc cây hay các hóc đá v.v……… nếu tép RC cảm thấy có mối đe dọa khác trong hồ thủy sinh, chúng sẻ không ôm trứng nữa và bỏ trứng ra khỏi người. Vì vậy tép RC cần sự ổn định về nguồn nước trong hồ thủy sinh và thường ít khi nuôi chung được với bất kỳ con cá nào.

Hành vi của tép RC

 

 Chăm sóc tép RC

Tép RC rất dễ nuôi, chỉ cần giữ ổn định nguồn nước và nhiệt độ hồ thủy sinh theo yêu cầu. Hạn chế nuôi chung với loài cá khác, muốn nuôi chung với tép khác thì hãy nghiên cứu trước. Ngoài ra lắp 1 hệ thống lọc sẵn sẽ giúp nguồn nước luôn sạch và tạo điều kiện tốt cho tép RC sống khỏe mạnh.

 

Chăm sóc tép RC

 

Thức ăn của tép RC

Tép RC là loài ăn tạp, chúng có thể ăn thức ăn thông thường cho cá. Ngoài ra nên bổ sung tảo để giúp tép RC có thể đỏ hơn. Bạn có thể dùng lá tầm , rau luộc để tạo nguồn thức ăn cho tép RC. Hiện nay, trên thị trường có thức ăn dành riêng cho tép cảnh màu đỏSĐ3 của thủy sinh NB tại Hà Nội rất tốt cho tép bổ sung đầy đủ các acid amin, vitamin, khoáng chất cần thiết cho tép và các enzym giúp tép tổng hợp màu đỏ đẹp hơn.

 

Thức ăn của tép RC

 

Giới tính và sinh sản của tép RC

Tép RC mái thường to hơn và nhiều màu hơn con đực. Những con mái có đuôi to hơn và chúng hay có 1 vệt cam vàng trên lưng như yên ngựa, đó là dấu hiệu cho sự phát triển và con mái có thể ôm trứng sinh sản.

Chỉ cần điều kiện tốt và ổn định trong hồ thủy sinh thì tép RC rất dễ sinh sản. Tép RC ôm trứng từ 20-30 trứng và trứng nở trong vòng 2-3 tuần. Trứng của tép RC ôm dưới bụng và sẽ sậm màu hơn khi chúng chuẩn bị nở. Tép RC con khi nở ra có kích thước khoảng 1mm, chúng thường ẩn nấp trong các đám rêu, hay dưới nép lá. Bạn sẽ thấy tép RC con khi chúng lớn được vài ngày.

 

Giới tính tép RC

 

Tép RC đực có thân hình nhỏ hơn con mái

 

Tép RC mái ôm trứng

 

Các lưu ý về tép RC

Khi các bạn bắt đầu nuôi tép RC thì cần những lưu ý cơ bản sau:

– Tránh xa chất đồng trong hồ cá thủy sinh, các vật dụng bằng đồng dễ giết các sinh vật trong hồ, nhất là tép RC

– Kiểm tra pH thường xuyên theo định kỳ

– Thả nhiều nguồn tép RC khác nhau để tránh bị đồng huyết, màu sắc của tép RC sẽ đẹp hơn.

– Tép RC chỉ có thể nuôi chung với một loài tép khác và ốc khác, hạn chế nuôi tép RC chung với cá.

+ Cá nuôi chung với tép RC an toàn : Cá Otto

+ Cá gây nguy hiểm cho tép RC con: 7 màu, bút chì , cá trâm, mún, neon v.v…

+ Chóng chỉ định cá nuôi chung với tép RC: thần tiên, phượng hoàng, secam, các loài cá miệng to

Các lưu ý của tép RC

 

Các loại cây thủy sinh cần ít dinh dưỡng, ánh sáng

[Bạn có biết?] Các loại cây thủy sinh cho bể thủy sinh phù hợp nuôi các loại tép cảnh, tép đỏ RC, tép ong đỏ… với điều kiện ít ánh sáng, dinh dưỡng mà giúp ổn định PH nước tốt, khử độc nitrat, nitrit NH3, NH… vừa có chỗ cho tép bám vào trú ẩn…

Các loại cây thủy sinh cần ít dinh dưỡng trong bể thủy sinh

– Họ Dáy

– Họ dương sỉ

– Họ tiêu thảo

– Rau má: rau má dù, rau má hương

– cây sao nhỏ,rau thơm,rau răm…các loại cây thân đốt

– Các loại rong như: rong đuôi chó

và các loại rêu fiss,moss: xmas, rêu cá đẻ (java moss), riccia, mini fiss…

Thủy sinh NB chuyên:
– Thức ăn đặc biệt dành riêng cho tép đỏ. Mã SP: SĐ3

– Thức ăn dành cho các loại tép vàng, ong…

– Phân nước (dành cho bể thủy sinh – tép). Mã SP: N-1 và B-1

– Nước đen (dành cho bể thủy sinh, tép, cá rồng, cá cảnh, cá beta…). Mã SP: MT48

– Khử Clo siêu tốc, an toàn, tiện lợi. Mã SP:KN

– Diệt sán, diệt kí sinh trùng cho bể thủy sinh( An toàn – tiện lợi – dễ sử dụng). Đảm bảo: diệt 80-90% sán, Tép cảnh, Cá cảnh… khỏe mạnh không bị làm sao cả. Mã SP: DS-125